20. Lời Hồ Nguyên Trừng
Từ năm Giáp Thân (1404) trở đi, mối quan hệ bang giao giữa nước ta với
nhà Minh ngày càng căng thẳng. Năm ấy, sứ giả nhà Minh đã không hề che
giấu ý đồ gây hấn với nước ta. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển
8, tờ 46-b) chép:
“Nhà Minh sai Chức Hành quân
là Lý Kỳ sang nước ta. Kỳ tự quyền
tác oai tác quái, đánh đập các quan lo đón rước, bắt phải đi nhanh không kể
độ đường. Trước đây, sứ giả đi từ Đông Đô (tức Hà Nội – ND) đến Tây
Kinh (tức Tây Đô, Thanh Hóa – ND) phải mất mười hai ngày, Kỳ chỉ đi có
tám ngày. Đến nhà công quán, (hắn) quan sát khắp mọi hình thế. Khi Kỳ trở
về, Quý Ly sợ tiết lộ sự tình, bèn sai Phạm Lục Tài đuổi theo để giết đi.
Nhưng (khi Lục Tài) đến Lạng Sơn thì Kỳ đã ra khỏi cửa ải rồi. Kỳ hặc tấu
(với vua nhà Minh) là họ Hồ đã xưng đế và làm thơ có những lời lăng mạ”.
Sang năm Ất Dậu (1405), nhà Minh bất đầu xâm lấn vùng phía Bắc nước
ta. Triều Hồ đã phải cử quan Hành khiển là Hoàng Hối Khanh làm Cát địa
sứ và Hoàng Hối Khanh đã vì yếu hóng vía mà cam tâm cắt một lúc 59
thôn dâng cho giặc.
Nhà Hồ càng nhân nhượng thì nhà Minh càng lấn tới. Hai bên chuẩn bị
bước vào một cuộc đọ sức quyết liệt với nhau. Cuối năm Ất Dậu (1405),
triều Hồ đã triệu tập một cuộc hội nghị có tầm quan trọng rất đặc biệt.
Cũng sách trên (tờ 49-b) chép rằng:
“Hán Thương xuống chiếu truyền gọi các quan An phủ sứ ở các lộ về
triều để cùng với quan ở kinh họp bàn kế nên đánh hay nên hòa. Có người
khuyên nên đánh vì sợ để mối lo về sau. Quan Trấn thủ Bắc Giang là
Nguyễn Quân cho rằng nên tạm hòa, chiều theo những điều chúng muốn để
hoãn binh thì hơn. Tả tướng quốc (Hồ Nguyên) Trừng nói: “Thần không sợ
đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Quý Ly (nghe thế) liền ban thưởng cho
(Hồ Nguyên Trừng) cái hộp trầu bằng vàng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng
hiểu được điều cốt yếu đó. Không thể vì cớ họ Hồ mà bỏ câu nói của Trừng