25. Chuyện Trần Ngỗi với Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Chân
Trần Ngỗi là con thứ của Trần Nghệ Tông, từng được Nghệ Tông phong
là Giản Định Vương. Khi nhà Hồ cướp được ngôi, Trần Ngỗi bị đổi làm
Nhật Nam Quận vương (cũng là tước vương nhưng thấp hơn tước vương cũ
một bậc). Đến lúc quân Minh xâm lược nước ta, Trần Ngỗi lần tránh đến
đất Ninh Bình. Ngày 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407), được sự giúp sức
của Trần Triệu Cơ, Trần Ngỗi lên ngôi Hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình),
xưng là Giản Định Đế và chính thức dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.
Sau khi Trần Ngỗi lên ngôi, viên Đại tri châu
ở Hóa Châu là Đặng Tất
đã giết bọn quan lại nhà Minh ở châu này rồi đem hết lực lượng về theo
Trần Ngỗi. Ông cũng còn dâng cả con gái của mình cho Trần Ngỗi nữa.
Đáp lại, Giản Định Đế Trần Ngỗi đã phong cho Đặng Tất tước Quốc
công
. Hai bên thề cùng nhau giết giặc để giải phóng nước nhà và khôi
phục lại họ Trần.
Sau Đặng Tất không bao lâu, quan An phủ sứ lộ Thăng Hoa của nhà Hồ
cũ là Nguyễn Cảnh Chân cũng theo về. Thế lực của Trần Ngỗi nhờ đó mà
ngày càng mạnh.
Đặng Tất có con trai là Đặng Dung, còn Nguyễn Cảnh Chân thì có con
trai là Nguyễn Cảnh Dị. Quả đúng là “hổ phụ sinh hổ tử” cha con Đặng Tất
và cha con Nguyễn Cảnh Chân đều là những bậc tướng tài, thanh thế của
Trần Ngỗi gần như đều do họ tạo ra cả. Đến cuối năm Mậu Tí (1408), quân
của Giản Định Đế Trần Ngỗi đã giải phóng được gần hết vùng đất từ Thanh
Hóa trở vào, đồng thời, thắng một trận lớn ở Bô Cô (Ý Yên, Nam Định),
chút nữa thì giết được cả Tổng binh giặc là Kiềm quốc công Mộc Thạnh.
Song, cũng từ sau trận Bô Cô, nội bộ các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa này
mất đoàn kết nghiêm trọng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 9,
từ tờ 10-b đến tờ 12-a) chép rằng:
“Bấy giờ, nhà Minh sai Tổng binh Mộc Thạnh mang tước Kiềm quốc
công, đeo ấn Chinh di tướng quân, đem 5 vạn quân từ vân Nam đến Bô Cô.
Vừa lúc đó, Vua (chỉ Trần Ngỗi – ND) cũng từ Nghệ An tới, quân dung