VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 469

05. Lê Lai cứu chúa

Lê Lai là con của Lê Kiều, người thôn Dựng Tú, sách Đức Giang huyện

Lương Giang (Thanh Hóa). Cùng với anh trai là Lê Lạn, Lê Lai đã sát cánh
với Lê Lợi ngay trong những ngày trứng nước của phong trào Lam Sơn, và
từng có mặt trong hội thề Lũng Nhai

[312]

lịch sử. Gia đình Lê Lai có năm

người cùng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đó là Lê Lạn, Lê Lai và ba
con của Lê Lai là Lê Lư, Lê Lộ và Lê Lâm. Ngoại trừ Lê Lâm mất năm
1430 (trong trận đánh nhau với Ai Lao thời vua Lê Thái Tổ), bốn người còn
lại đều anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Minh.

Sách Đại Việt thông sử (trang 156 và 157) đã chép về Lê Lai như sau:
“Lê Lai tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt,

lo việc hầu cận cho Vua Thái Tổ rất chu đáo, công lao rõ rệt. Mùa đông
năm Bính Thân (1416), vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà
vua, liên danh hội thề, nguyện sống chết có nhau, ông cũng dự trong số đó,
ông được trao chức Tổng quản phủ Đô tổng quản, tước quan Nội hầu. Năm
Mậu Tuất (1418) lúc vua mới dựng cờ khởi nghĩa, tướng ít, quân thiếu, bị
tướng nhà Minh vây đánh ở Mường Một, Vua chạy thoát, về đóng ở Trịnh
Cao

[313]

, nơi hẻo lánh, không dân ở, tướng Minh chia quân chặn những nơi

hiểm yếu, tình thế rất cấp bách, nhà Vua hỏi các tướng: “Ai dám đổi áo
thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta, bắt chước như Kỷ
Tín đời Hán, để cho ta có thể giấu tiếng nghi binh, tập hợp tướng sĩ, mưu
tính cuộc nổi dậy về sau”. Các tướng đều không ai dám hưởng ứng. Riêng
Lê Lai đứng dậy nói: “Tôi xin đi. Sau này lấy được nước thì nghĩ đến công
lao của tôi, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện
vọng của tôi”. Nhà Vua rất thương cảm. Ông nói: “Bây giờ nguy khốn thế
này, nếu ngồi giữ mảnh đất nguy hiểm, vua tôi đều bị tiêu diệt, sợ sẽ vô ích,
nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào
có tiếc gì”. Nhà vua vái trời mà khấn rằng: “Lê Lai có công đổi áo, sau này
tôi và con cháu tôi, cùng con cháu các tướng tá công thần, nếu không nhớ
đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn báu thành
cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn”. Ông bèn dẫn hai con voi và 500

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.