VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 470

quân kéo thẳng tới trại giặc khiêu chiến. Giặc dốc hết quân ra đánh, ông
cưỡi ngựa tốt, xông thẳng vào giữa trận, hô to lên rằng: “Chúa Lam Sơn
chính là ta đây”, rối đánh giết được rất nhiều quân giặc. Khi đã kiệt sức,
ông bị địch bắt xử cực hình …”. Vua cảm động vì lòng trung nghĩa của
ông, trước hết sai người ngầm tìm di hài ông, đem về mai táng ở Lam Sơn.
Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), phong ông là công thần hạng nhất, tặng
là “Suy trung Đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần

[314]

“ hàm

Thiếu úy, thụy là Toàn Nghĩa. Tháng 12 năm sau, nhà Vua sai Nguyễn Trãi,
viết hai bản lời thề ước trước và lời thề nhớ công của Lê Lai, để vào trong
hòm vàng, lại gia phong cho ông hàm Thái úy. Năm Thái Hòa thứ nhất
(1443), ban tặng là Bình Chương quân quốc trọng sự

[315]

, ban cho túi kim

ngư, ấn vàng

[316]

(kim phù) tước Huyện thượng hầu

[317]

. Đầu niên hiệu Hồng

Đức (1470), tặng là Diên Phúc hầu, đến năm thứ 15 (1484), truy tặng là
Thái úy Phúc Quốc công, về sau gia phong là Trung Túc Vương”.

Lời bàn

Vẫn biết lúc xông pha trận mạc, thật khó có thể bảo trọng tấm thân,

nhưng đi vào chỗ mà cải chết chỉ còn cách mình trong gang tấc, cổ kim nào
có được mấy người! Khí phách và lòng trung nghĩa của Lê Lai, khỏi bàn
cũng đã quá rõ. Song, có lẽ cũng chớ nên quên rằng, chỉ có những người
như Lê Lợi mới quy tụ được những người như Lê Lai, và cũng chỉ có
những người như Lê Lai mới dám quả cảm hi sinh thay cho Lê Lợi. Vua ẩy,
dũng tướng ấy, cuộc hội ngộ cảm động làm sao.

Ai mà chẳng chết, khác nhau chăng cũng chỉ là, nếu được chọn, người ta

nên chết như thế nào đó thôi. Lẫm liệt thay, Lê Lai!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.