28. Vụ án Lê Sát
Lê Sát sinh năm nào khang rõ, chỉ biết ông người Lam Sơn, từng theo Lê
Lợi nổi dậy đánh đuổi quân Minh ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
vừa mới bùng nổ. Lê Sát là người lập công lớn trong trận Quan Du (Thanh
Hóa) năm 1420, trận Khả Lưu (Nghệ An) năm 1424 và đặc biệt là trận
Xương Giang (Bắc Giang) năm 1427. Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, ông
được phong là Suy trung tán trị hiệp trung mưu quốc công thần, Nhập nội
kiểm hiệu tư khấu, Bình chương quân quốc trọng sự
. Đến năm 1429, khi
triều đình cho khắc biển ghi tên 93 vị khai quốc công thần, tên ông được
xếp ở hàng thứ hai, tước hiệu là Huyện thượng hầu. Năm 1433, Lê Sát
được gia phong là Dương vũ tĩnh nạn công thần
, chức Đại tư đồ, chịu cố
của Lê Thái Tổ mà phò tá Lê Thái Tông.
Bình sinh, Lê Sát là tướng có tài, quyết đoán nhanh, nhưng là võ tướng ít
chữ nghĩa, phép xử sự của ông thường thiếu tế nhị, cho nên, lắm kẻ ghen
ghét ông. Có lẽ đó chính là lí do sâu xa dẫn đến vụ án Lê Sát và cái chết thê
thảm của ông vào năm Đinh Tị (1437). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ,
quyển 11) đã có một vài đoạn chép về ông như sau:
“Bấy giờ, tuổi Vua đã tương đối lớn, đã có thể xét đoán mọi việc một
cách sáng suốt, nhưng Lê Sát thì vẫn tham quyền cố vị, cho nên, Vua rất
ghét Sát. Ngoài mặt, Vua vẫn tỏ ra điềm nhiên nên Sát không biết sự ghét
bỏ này. Đến đây, (tháng 6 năm Đinh Tị, 1437 – ND), Vua bàn với những
người hầu cận, cho rằng: thân thích với Sát chỉ có bọn Lê Ê và Lê Hiệu,
còn hiềm khích với Sát thì có bọn Trịnh Khả. Bàn xong, bèn cho bọn Lê Ê
và Lê Hiệu ra ngoài (cung đình, nhậm chức ở xa) và giao cấm binh cho
Trịnh Khả coi giữ. Sát xin Vua cho giữ Lê Hiệu lại, tâu rằng: -Nếu Khả
được hầu trong cung thì sợ thần nguy mất.
Vua (không trả lời, lặng lẽ) trở vào cung. Ngày hôm sau, vua sai người
báo cho Đinh Cảnh An rằng: -Đại tư đồ được ta cho thăng chức mà không
nhận. Ta lại muốn dùng Lê Văn An làm Hải Tây đạo đồng Đô đốc tổng
quản