VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 549

42. Nguyễn Sư Hồi với bài thơ viết theo lối chiết tự

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 12, tờ 9-b và tờ 10-a) cho

biết, tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1462), bởi căm tức một số đại thần của triều
đình, Nguyễn Sư Hồi đã làm một bài thơ viết theo lối chiết tự

[416]

, đem vất ra

đường, khiến cho người ta đọc rồi truyền đến tai vua. Bài thơ ấy, nguyên
văn (phiên âm) như sau:

Nhân hữu nhị tâm vưu khả nghi,
Tự lai chung cánh hiếu vi phi.
Thổ biên hữu hoặc chân hung bạo,

Thủy tại tây bàng xã tắc nguy.
Dịch nghĩa:
Câu 1: Chữ nhân, ghép với chữ nhị và chữ tâm (nhân hữu nhị tâm) là chữ

Niệm, chỉ Lê Niệm. Vưu khả nghi nghĩa là đáng ngờ lắm. Cả câu nói Lê
Niệm là người rất đáng ngờ.

Câu 2: Giống như chữ lai (tự lai) tức chữ lỗi, chỉ Nguyễn Lỗi. Chung

cánh hiếu vi phi nghĩa là rốt cuộc chỉ thích làm điều phi pháp. Cả câu nói
Nguyễn Lỗi cuối cùng chỉ thích làm điều phi pháp.

Câu 3: Bên cạnh chữ thổ (thổ biên) có chữ hoặc (hữu hoặc), tức là chữ

vực, chỉ Lê Thọ Vực. Chân hung bọa nghĩa là thật hung bạo. Cả câu nói Lê
Thọ Vực thật là hung bạo.

Câu 4: Chữ thủy sát với chữ tây (thủy tại tây bàng) tức chữ Sái, chỉ Trịnh

Văn Sái. Xã tắc nguy nghĩa là đất nước lâm nguy. Cả câu nói Trịnh Văn Sái
làm cho xã tắc nguy nan.

Triều đình, mà nhất là các bậc đại thần có tên trong bài thơ rất lấy làm

căm tức. Sư Hồi không kí tên dưới bài thơ, nhưng chẳng rõ nhờ đâu, mọi
người đều biết rằng đấy là thơ của Sư Hồi. Vì lẽ đó, triều đình đem Nguyễn
Sư Hồi ra xét xử, khép ông vào tội tử hình. Án ấy dâng lên, vua Lê Thánh
Tông phê rằng: “Sư Hồi vì có công trung hưng, đã thế, cha hắn là Nguyên
Xí lại có công lớn hồi khai quốc, cho nên tha tội chết”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.