58. Sự hiểm độc của Nguyễn Văn Lự
Sau khi Lê Tương Dực bị giết, triều đình nhà Lê lại phải một phen khủng
hoảng khá dài nữa. Sau, Lê Y được tôn lên ngôi, đõ là vua Lê Chiêu Tông
(1516-1522). Thời Lê Chiêu Tông, quan lại ghen ghét và nghi kị lẫn nhau,
luôn tìm cách để hãm hại nhau.
Lê Chiêu Tông sai Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy đem quân đi đánh
dẹp. Tháng 7 năm 1517, họ mới về đến kinh sư. Hai tướng chưa kịp báo
công đã bị thiên hạ gièm pha, thành ra hiềm khích. Trịnh Tuy cho đóng
quân ở ngoài thành Đại La, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở phường Đông
Hà, cả hai chuẩn bị tiến đánh lẫn nhau. Tin dữ đến tai, vua Lê Chiêu Tông
cho người ra dụ bảo hai người rằng: -Giả Phục và Khấu Tuân đều là dũng
tướng của Hán Quang Võ. Chỉ vì Khấu Tuân giết mất một tì tướng của Giả
Phục mà hai bên hiềm khích toan đánh lẫn nhau. Hán Quang Võ triệu cả
hai đến mà bảo: “Thiên hạ chưa bình định xong, hà cớ gì hai con hổ lại sắp
đánh nhau”. Vâng mệnh vua, Giả Phục và Khấu Tuân vui vẻ giải hòa, lại
còn kết bạn với nhau. Liêm Pha là võ tướng, Lạn Tương Như là văn thần
của nước Triệu thời Chiến Quốc. Liêm Pha thường nói xấu và hạ nhục
Tương Như, mà Tương Như không giận, lại còn khẳng khái nói: “Nước
Tần sở dĩ không dám đánh nước Triệu là vì nước Tần biết nước Triệu có
Liêm Pha và Lạn Tương Như. Nay, nếu hai con hổ đánh nhau, tất nhiên khó
ai có thể sống. Tôi trọng việc nước mà bỏ thù riêng đó thôi”. Liêm Pha
nghe được, lòng lấy làm xấu hổ, bèn đến tạ lỗi mà kết bạn chí thân với Lạn
Tương Như.
Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy nghe nhưng vẫn không ai chịu hòa giải.
Triều đình lấy đó làm lo. Đứng lúc ấy, có một sự kiện khá đặc biệt đã xảy
ra. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 26,
tờ 35) chép rằng:
“Nguyễn Văn Lự và Trịnh Duy Đại hẹn nhau cùng vào chầu để tâu Vua
xin đứng ra hòa giải cho hai người. Khi đến trước điện, chẳng dè Nguyễn
Văn Lự lôi tờ sớ bí mật giấu trong tay áo ra dâng Vua, nói rằng: Trịnh Duy