như họ Mạc mà vẫn phải nhận chức ngang với họ Mạc, thế nghĩa là sao?
Xin bệ hạ soi xét lại.
Vua Minh thấy thế, dụ bảo rằng: -Chúa của ngươi không phải như họ
Mạc, nhưng vì mới khôi phục được nước, lòng người chưa yên, thì hãy tạm
nhận chức Đô thống, quản lí việc nước, sau sẽ gia phong cũng chưa muộn
gì.
Bấy giờ, Phùng Khắc Khoan mới chịu lạy nhận sắc phong mang về. Khi
sứ bộ về đến Nam Quan, quan Tả Giang binh tuần đạo của nhà Minh là
Trần Đôn Lâm, sai liêu thuộc là Vương Kiến Lập, nhân thể, đem công văn
đến nước ta. Triều đình sai Hữu tướng là Hoàng Đình Ái và Thái bảo là
Trịnh Nành, lo chuẩn bị nghi trượng để đón tiếp. Nhà vua thân hành sang
sông (chỉ sõng Hồng – ND), tới bến Bồ Đề lạy nhận chiếu thư và rước về
nội điện. Khi thấy quả ấn (nhà Minh ban cho) là quả ấn làm bằng đồng mạ
bạc, nhà vua liền sai viết tờ tấu thư, giao cho Vương Kiến Lập chuyển đạt
lên vua Minh. Sau, vua nhà Minh sai quan lại đến đổi cho quả ấn khác.”
Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ tục biên, quyển 17, tờ 60-a) cho biết
thêm:
“(Phùng) Khắc Khoan đến Yên Kinh vào đúng tiết Vạn Thọ
Minh, nhân đó, ông làm ba chục bài thơ để mừng. Quan Anh Vũ điện Đại
học sĩ, hàm Thiếu bảo, kiêm Thái tử Thái bảo, chức Lại Bộ thượng thư
của nhà Minh là Trương Vị đem tập thơ Vạn Thọ ấy dâng lên. Vua Minh
cầm bút phê rằng: -Trẫm đọc thơ này, thấy rõ lòng thành của Phùng Khắc
Khoan thật đáng khen ngợi.
Nói rồi, vua Minh sai người đưa xuống khắc in tập thơ (của Phùng Khắc
Khoan) để lưu hành trong nước. Bấy giờ, sứ thần của Triều Tiên là Hình
tào Tham phán
Lý Toái Quang đề tựa cho tập thơ này”.
Lời bàn
Trước Phùng Khắc Khoan, đã có không ít phái bộ sứ giả giữ phép không
nghiêm, trên thì làm nhục mệnh vua, dưới thì rẻ rúng xã tắc.