nộp 600 quan sẽ được thăng chức một bậc, dân thường mà nộp 2.800 quan
sẽ được bổ làm Tri phủ, nộp 1800 quan sẽ được bổ làm Tri huyện.
Bấy giờ, (Trịnh) Giang chơi bời xa xỉ, của cải ngày một hao mòn, cho
nên mua quan, bán tước, không việc gì là không làm, vì vậy mà sinh ra loạn
lạc sau này” (tờ 5).
Sự kiện thứ hai là đặt hẳn một hệ thống quan chức dành riêng cho hoạn
quan, gọi là Giám Ban:
“Theo điển lệ cũ, triều đình chỉ có hai ban là Văn và Võ. Đến đây, hoạn
quan lộng quyền, cho nên (Trịnh) Giang mới lập ra Giám Ban. (Trịnh
Giang) hạ lệnh: họan quan mà khảo thí, được trúng cách thì cũng sẽ được
trao cho quan chức (như những người khác). Các quan đều lấy đó làm sự
hổ thẹn nhưng không ai dám nói gì. Mãi đến đầu đời Cảnh Hưng (niên hiệu
của vua Lê Hiển Tông, dùng từ năm 1740 đến năm 1786 – ND) mới bãi bỏ
Giám Ban” (tờ 9).
Và sự kiện thứ ba là sự kiện mạo nhận được tấn phong làm An Nam
“(Trịnh) Giang không còn biết kiêng sợ là gì nữa, tự ý tiếm quyền, vượt
cả danh phận, tấn phong cho mình làm Bác Đạt Mậu Hòa Tuy Du Dụ
Nghĩa Trịnh Vương
.
Bấy giờ, (Trịnh) Giang đang ngao du ở xã Quế Trạo vùng Kinh Bắc (Bắc
Ninh – ND), quê hương của viên hoạn quan là Hoàng Công Phụ. (Trịnh)
Giang xây dựng phủ đệ để ở, xong, bí mật sai hai viên quan là Nguyễn Trác
Luân (người xã Bình Lao, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đỗ Tiến sĩ
năm 1721 – ND) và Trần Văn Hoán (người xã Từ Ô, huyện Thanh Miện,
tỉnh Hải Dương, đỗ Tiến sĩ năm 1724 – ND), chạy ngựa trạm từ kinh sư
lên, kính dâng sắc văn và ấn ti, vờ nói là của sứ thần nhà Thanh sang,
phong cho (Trịnh) Giang làm An Nam Thượng Vương” (tờ 13 và 14).
Lời bàn
Với sự kiện thứ nhất, Trịnh Giang đã làm cho guồng máy chính trị đương
thời vốn đã mục ruỗng càng thêm mục ruỗng. Khi mà cả đến chức tước và