40. Lời tâu của dật sĩ Ngô Thế Lân
Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 11) chép rằng:
“Dật sĩ người Thuận Hóa là Ngô Thế Lân, dâng thư bàn về tiền tệ. Thư
ấy đại lược nói rằng: Trộm nghe, khi tiên chúa mới mở mang bờ cõi, đất thì
còn hẹp, dân thì còn thưa, phía Nam chưa có đất Gia Định màu mỡ (Gia
Định là đất tốt nhất, rất hợp với việc trồng lúa và trồng cau, nên phương
ngôn có câu nhất thóc nhì cau), phương Bắc thì còn có việc đánh giữ ở
Hoành Sơn, liền năm chinh chiến, vậy mà dân vẫn không đói kém, nước
vẫn thừa tiền tiêu. Nay, thiên hạ thái bình đã lâu, đất rộng hơn, dân đông
hơn, đất trồng lúa đã khai khẩn hết, nguồn lợi ở núi và ở ao chằm
đã khai thác hết, hơn nữa, Phiên Trấn
và Long Hồ
hay lụt lội bao giờ, thế mà từ năm Mậu Tí (tức năm 1768 – ND) đến nay,
giá thóc gạo cao vọt, nhân dân thì đói kém, thế nghĩa là vì sao?
Tất nhiên, không phải vì thiếu thóc mà chính là bởi đồng tiền kẽm gây
nên vậy. Người ta, ai mà chẳng thích cái bền chắc, ghét sự chóng hư. Nay,
nếu lấy đồng tiền kẽm là đồng tiền chóng hư mà thay cho đồng tiền đồng là
đồng tiền bền chắc, thì thiên hạ sẽ đua nhau trữ thóc chớ không trữ tiền. Tệ
dùng tiền đồng vốn có đã lâu nay muốn đổi đi là việc rất khó, trong khi đó
thì nạn đói của dân lại rất gấp.
Thần trộm nghĩ, kế hay của ngày nay không có gì bằng việc phỏng theo
phép đặt kho thường bình
của nhà Hán. Cứ mỗi phủ lập một kho thường
bình, đặt quan để trông coi, cho được tự ý ra giá bình quân, rồi hễ thóc rẻ
thì theo giá mà mua vào, thóc đắt thì theo giá mà bán ra, như thế thì giá
thóc không đến nỗi rẻ quá, khiến hại cho nhà nông mà cũng không đến nỗi
đắt quá, có lợi cho con buôn. Từ đó sửa dần cái tệ tiền kẽm, vật giá nhất
định sẽ được bình ổn.
Thư dâng vào nhưng không được trả lời. Sau, (Ngô Thế) Lân theo Tây
Sơn, nhận ngụy chức
“.
Lời bàn