lang, nghĩa là giết bốn người cha mà làm Thị lang. (Bốn người cha ở đây
gồm có: Ngô Thì Sĩ là cha ruột, Nguyễn Lệ, Nguyễn Khắc Tuân và Nguyễn
Phương Đĩnh là bạn của cha, cũng kể như cha. Lại cũng có người nói Ngô
Thì Sĩ là thân phụ, Trịnh Khải là quân phụ
. Nguyễn Khắc Tuân và Chu
Lời bàn
Thời loạn, mọi sự đều có thể xảy ra, dẫu vậy, nhân lúc cha ốm nặng mà
mưu toan giành quyền, việc làm của Trịnh Khải thật đáng để ngàn đời chê
trách. Giá thử cơ mưu có thành đi chăng nữa chúa mà Trịnh Khải giành
được, nào có vẻ vang tốt đẹp gì đâu. Trịnh Khải và đồng bọn tham cái lợi
trước mắt, có biết đâu đã tự chuốc lấy mối hại lâu dài, nhắm mắt xuôi tay
rồi vẫn không sao hết nhục.
Hẳn nhiên là phủ chúa lúc ấy có quá lắm những kẻ cơ hội và hiểm độc,
nhưng nhân vì có lắm kẻ hiểm độc mà góp thêm sự hiểm độc, phỏng có nên
chăng?
Một loạt người chết, âm phủ thêm những hồn ma tráo trở, một loạt người
được thăng thưởng, dương thế thêm bao sự trớ trêu. Câu Sát tứ phụ nhi Thị
lang sở dĩ được thiên hạ loan truyền, bởi vì đó là sự thật chăng? Hẳn nhiên
là không phải vậy, nhưng sinh linh khốn khổ thời ấy còn biết tin ai bây giờ?
Thương thay!