và đưa đầu về Đông Ngô. Quảng Châu và Giao Châu sáp nhập, Trong lúc
này quận Cửu Chân cũng rối ren. Lữ Đại lại một phen nữa đem quân dánh
dẹp giết hại hàng vạn người rồi phái các chức Tòng Sử Sự tới tuyên truyền
đức hóa của vua Ngô. Các nước Lâm Ấp, Phù Nam, đều cho sứ sang công,
Ngô chủ phong thêm cho y chức Trấn Nam Tướng quân.
Dưới chế độ của Hán triều, dân Giao Chỉ đã đau khổ lầm than. Cuộc
thay đổi mới này với Đông Ngô cũng không cải thiện được đời sống của
Giao Chỉ phần nào. Tóm lại chế độ trực trị của Trung Quốc bao giờ cũng
tàn ác, do sự tham bạo vô lái của các quan lại Tàu, vì vậy lửa loạn lại âm ỉ
trong tâm hồn người Giao Chỉ.
Năm Mậu Thìn (248), tức là năm thứ 11 nhà Đông Ngô, khi Lục Dận
sang làm Thái Sử Giao Châu, non sông Việt Nam lại sản xuất một vị nữ
kiệt, rồi một phen nữa, ngọn cờ nương tử được phất lên tại quận Cửu Chân
theo gương hai chị em bà Trưng trước đó hai thế kỷ. Lần này, người khởi
cuộc cách mạng năm Mậu Thìn cũng là một người phụ nữ sinh trưởng tại
huyện Nông Cống (thuộc tỉnh Thanh Hóa) mới trên 20 xuân xanh tên Triệu
Thị Trinh, cũng thuộc giòng quý tộc, và chưa có chồng (có sách chép là
Triệu Nguyên). Người Tau căm hận đặt tên là Triệu Ẩu. Chữ Ẩu có nghĩa là
“mụ”.
Bà Triệu (người Việt tôn là Bà để tỏ lòng sung kính hơn), trong cuộc
cách mạng Mậu Thìn đã biểu dương sự phẫn uất của quý tộc và dân chúng
Giao Châu, mặc dầu lực lượng của mfnh đối với quân xâm lăng rõ rệt quá
sút kém. Bà mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ nên phải ở với anh là Triệu Quốc
Đạt. Bà gặp người chị dâu cay nghiệt và tầm thường nên không chịu được
tính tình hiên ngang khác người của bà. Quả vậy, cô gái thơ ấy có một thể
chất cương cường, một tinh thần bất khuất ngay cả nam nhi cũng ít sánh
kịp. Có lẽ vì các dị tính đó mà bà Triệu đã giết chị dâu để khỏi có sự cản trở
trên con đường tranh đấu của mình cho dân, cho nước. Không nhưng bà có