chí khí anh hàng, bà lại có sức mạnh và mưu lược nên hàng ngàn chiến sĩ đã
xin theo chiến đấu dưới cờ và cùng vào rừng núi để rèn binh luyện võ.
Buổi đầu, ông Triệu Quốc Đạt không tán thành công cuộc của bà và lấy
những lời lẽ thông thường để khuyên can, nhưng sau ông chịu theo ý kiến
của em gái, xét cuộc đấu tranh dù thành hay bại cũng là điều hữu ích. Bà
Triệu trong cuộc luận với anh, đã để lại sau này trong lịch sử những lời
khảng khái bất hủ:
“Tôi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp đường song dữ, chém cá tràng kình
ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không
thèm bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người ta”.
Triệu Quốc Đại cùng em khởi binh đánh quận Cửu Chân. Trong chiến
trận, bà tỏ ra can đảm phi thường nên được tôn làm chủ tướng. bà mặc áo
giáp vàng, cỡi voi xông ra trước quân địch như đi vào chỗ không người.
Tiếng “Nhụy Kiều Tướng Quân” một thời đã vang lừng coi Giao Châu và
từng làm khiếp đảm quân Ngô trong sáu tháng. Sau cuộc chiến đấu vì quân
ít, thế cô nên bất lợi dần, Bà lui binh đến xã Bồ Điền (ngày nay đổi tên là
Phủ Diễn thuộc huyện Mỹ Hòa, Thanh hóa) rồi tự tử. Để kỷ công người nữ
chiến sĩ đã hy sinh vì nền Tự Do của dân tộc, Vua Nam Đế nhà Tiền Lý cho
dựng miếu thờ và phong là “Bật chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu
Nhân”
Cuộc cách mạng Mậu Thì (248) bị dập tắt thì 16 năm sau (năm Giáp
Thân 264) đất đai Giao Châu lại chịu thêm một cuộc phân chia khác. Nhà
Ngô hợp đất Nam Hải và Uất Lâm lại thành Quảng Châu, châu trị đóng ở
Long Biên. Xét như vậy đất Nam Việt của Bà Triệu xưa kia do cuộc
phânchia này thành Giao Châu và Quảng Châu bấy giờ. Việc này có tính
cách tập trung để tiện việc cai trị.
Trung Quốc từ khi có cuộc tam phân Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô,
lại mở màm cho nhiều cuộc biến loạn liên miên. Sau nhà Tấn phá được nhà