Ví có anh hùng duyên định mấy,
Thời chi Đông Hán dám lung lăng.
Vô danh (Thơ đời Hồng Đức)
2 – Lâm Ấp Quấy Phá Giao Châu
Trên đây chúng ta thấy dưới đời nhà Tấn dân Giao Châu có phần cơ cực
hơn bao giờ hết. Họ bị lôi cuốn vào cuộc đánh phá lẫn nhau của thân vương
khi đó giữ quyền ở các phiên trấn, ngoài cái nạn bóc lột đã từ lâu thành một
sự trạng thường xuyên. Sự đói khổ trong nhân gian cũng là một mầm biến
loạn nữa. Thêm vào đó là sự quấy nhiễu của nước Lâm Ấp. Vị trí của nước
này bắt đầu từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vào đến lục tỉnh Nam Việt ngày
nay. Người ta phỏng đoán cội rễ người Lâm Ấp thuộc giống Mã Lai, theo
văn minh Ấn Độ và giống Mã Lai tức giống Anh Đô Nê Dieng (Indonesien)
xưa kia bị giống Aryens đánh bật ra khỏi Ấn Độ rồi lan tràn sang bán đảo
Hoa Ấn. Họ đồng hóa với giống Cao Miên và giống Chiêm Thành trong khi
một chi phái của họ hợp với giống Mông Cổ làm thành dân tộc Việt Nam
hấp thụ văn minh Trung Quốc.
Văn hóa của Lâm Ấp là văn hóa của Ấn Độ. Người Lâm Ấp đã hùng
cường kể từ đệ nhị thế kỷ. Họ thường đem quân quấy nhiễu địa phận Nhật
Nam là một địa phận giáp giới. Khi dân Giao chỉ ta còn thuộc nhà Đông
Hán, tại địa điểm này có quan cai trị Tàu trọng nhậm để phòng sự đánh phá
của Lâm Ấp. Qua các triều đại sau như đời Tam Quốc, đời Đông Tân sự rối
loạn ở Nhật Nam luôn luôn tiếp diễn.
Năm Quý Sửu (353) dưới đời vua Mục Đế nhà Đông Tấn thái tử Giao
Châu là Nguyên Phu đánh vua Lâm Ấp, phá được 50 đồn lũy thì năm 399
Lâm Ấp cướp được hai quận Nhật Nam và Cửu Chân rồi định tràn tới Giao
Châu. Thái Thú Giao Châu là Đỗ Viện ngăn được và lấy lại cả hai châu đã
mất, sau được phong là Giao Châu Thái Sử. Từ năm Quý Sửu (413) đến