VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 146

năm Canh Thân (420) cứ luôn luôn có cuộc xung đột giữa Lâm Ấp và Giao
Châu, nhưng từ năm Canh Thân (420) cứ luôn luôn có cuộc xung đột giữa
Lâm Ấp và Giao Châu, nhưng từ năm Canh Thân, Giao Châu đại thắng
chém giết người Lâm Ấp vô cùng tàn hại, sự quấy rối của Lâm Ấp mới tạm
yên ít lâu và hàng năm Lâm Ấp phải công hiến voi, vàng bạc, đồ mồi…

Dưới thời Nam Bắc Triều (420-588), khi Tần đổ, nhà Tống hưng khởi ở

phương Nam và Ngụy thâu được Lương, Yên, Hạ lập nên Nam Bắc Triều.
Trung Quốc lại trở về với cái cảnh tam phân ngũ liệt gần như dưới đời
Đông Chu: một lực lượng cát cứ miền Hoa Bắc, một lực lượng cát cứ miền
Hoa Nam. Các ngai vàng luôn luôn thay đổi. Do vị trí của nó, Giao Châu
thuộc về Nam Triều. Lâm Ấp muốn nhân cơ hội biến loạn ở Trung Quốc
cho sứ sang điều đình với Tống Triều cho “bao thầu” đất Giao Châu, nhưng
đề nghị của họ không được chấp thuận.

Trái lại năm 468 tháng ba, mùa hạ, triều Tốn cử Đàn Hòa Chi sang làm

Thái Sử Giao Châu và cầm tướng lệnh đi đánh Lâm Ấp. Vua Lâm Ấp là
Phạm Dương Mại hoảng sợ xin trả lại các người dân Nhật Nam bị Lâm Ấp
bắt trước đây và xin nạp một vạn lạng vàng và mười vạn lạng bạc để tạ tội.

Đàn Hòa Chi dâng biểu về Tàu xin ý kiến; trong khi này nội bộ Lâm Ấp

kẻ chủ hòa, kẻ chủ chiến nên sứ giả đến nói chuyện của người Tống bị giữ
lại. Tức thì quân Tống hãm ngay thành Khu Lật. Tướng Lâm Ấp giữ thành
này là Phù Long bị giết. Phạm Dương Mại ở tình thế chẳng đặng đừng, phải
đứng ra chống Tống cứu thành cũng bị bại rồi mang vợ con đi trốn. Quân
Tống vào thành tha hồ vơ vét vàng bạc.

Sử không ghi rằng sau cuộc thắng trận này nhà Tống có lập nền đô hộ

Lâm Ấp không, có lẽ họ đã cho Lâm Ấp đầu hàng và hàng năm nộp cống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.