VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 154

Châu thuộc huyện Thiên Lộc (hay Can Lộc, Hà Tĩnh) phất cờ cách mạng.
Ông rất khỏe mạnh, to lớn mặt đen xì, thấy nhân dân quằn quại dưới ách
tham tàn của bọn quan lại nhà Đường, liền hô hào trăm họ đứng dậy chống
quân xâm lược. Ông được các nơi hưởng ứng nhiệt liệt. Việc đầu tiên của
ông là chiếm lấy một nơi để làm căn cứ tại Hoan Châu thuộc huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An, xây thành đắp lũy, tự xưng là hoàng đế và được mệnh
danh là Hắc Đế. Ông liên kết ngay với Lâm Ấp và Chân Lạp để có hậu
thuẫn và rộng đường lưu tới, càng làm cho nhà Đường thêm lo ngại.

Nhà Đường phái quân do Dương Tư Húc điều khiển, sang hợp với Đô

Hộ Quan Sở Khách đánh Mai Hắc Đế. Hắc Đế không cầm cự nổi phải bỏ
chạy và ít lâu bị bệnh mà mất.

Theo Đông Tùng trong Minh Tân Tạp Chí số 48, nghĩa quân chạy tới

sườn núi Hùng Sơn tục gọi là Rú Đụn, bên bờ Lang Giang sau một trận ác
chiến cuối cùng. Mai Hắc Đế đã vì nước hy sinh một cách vô cùng anh
dũng.

Nay ở núi Vệ Sơn, huyện Nam Đường, tỉnh Nghệ An còn có di tích

thành cũ của vua Hắc Đế và còn đền thờ Ngài ở xã Đức Nậm, huyện Nam
Đường (Nam Đường nay đổi tên là Nam Đàn), kiến trúc rất huy hoàng.

4 – Giặc Công Lôn và Đồ Bà

Năm Định Vị (767), là năm Đại Lịch thứ hai đời vua Đại Tông nhà

Đường, giặc bể là quân Côn Lôn và Đồ Bà vào cướp phá Giao Châu, vây
hãm phủ trị. Kinh Lược Sứ là Trương Bá Nghi cùng với Đô Úy Cao Chính
Bình họp nhau trừ được quân giặc bể. Sau này Trương Bá Nghi cho đắp La
Thành để đề phòng mọi cuộc biến loạn. La Thành có từ bấy giờ.

5 – Bố Cái Đại Vương

Việc đánh dẹp yên, năm Tân Vị (791) Cao Chính Bình được cử giữ chức

Đô Hô Giao Châu. Y cai trị dân rất tàn ác, lòng người oán giận vô cùng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.