VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 152

Quân Tùy vào cướp phá rồi rút về sau khi quốc vương xin tiếp tục cuộc

hòa hiếu và tiến công như cũ. Đến đời Đường Thái Tông vào năm Trinh
quan, vua Lâm Ấp là Phạm Đầu Lê chết đi, con là Phạm Trấn Long nối
ngôi bị giết, người con của bà cô là Chư Cát Địa được tôn lập.

Chư Cát Địa đổi quốc hiệu ra Hoàn Vương Quốc nhưng nước này vẫn

quen thói quấy nhiễu Giao Châu. Đã có phen họ chiếm được Châu Hoan,
Châu Ái (tức là hai tỉnh Thanh Nghệ của ta).

Hai thế kỷ sau vào năm Mậu Tí (808), Đô Hộ Trương Chu lại đem quân

đánh vào Hoàn Vương Quốc rất tai hại khiến họ phải lui xuống phía Nam
(hai vùng Nam Ngãi bây giờ).

Lại một lần nữa do sự thất bại, quốc hiệu Lâm Ấp đổi ra Chiêm Thành

cho tới ngày nay.

2 – Nhà Đường đối với Việt Nam

Năm Mậu Dần (618), nhà Tùy mất sau 28 năm thống trị, nhà Đường lên

thay. Ba năm sau, vua Cao Tổ phái Khâu Hòa làm đại tổng quản sang cai trị
Giao Châu. Việc phái một võ tướng qua Giao Châu cho ta hiểu rằng nhà
Đường đã áp dụng một chế độ quân phiệt đối với chúng ta. Họ rút kinh
nghiệm ở dĩ vãng giữa Giao Châu với các vương triều Trung Quốc trước
nên đề phòng cẩn mật mọi sự bất trắc bằng một chính sách hoàn toàn võ
lực, chính sách này tất nhiên phải dùng đến nhiều luật lệ khe khắt, thời nào
cũng vậy và ở đây, ta thấy nhà Đường đã rất am hiểu vấn đề Giao Châu.

Năm Kỷ Mão (679), Giao Châu đổi ra An Nam đô hộ phủ dưới đời

Đường Cao Tông, chia ra 12 châu, 59 huyện. Nhiều tỉnh bên Trung Quốc
cũng lâm vào cuộc cải cách này. (Nước ta đeo cái tên An Nam từ thuở đó.)

Mười hai châu như sau:

1) Giao Châu có 8 huyện (Hà Nội, Nam Định,…)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.