Phật Tử. Năm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử đem quân về tranh giành địa vị
với Triệu Việt Vương nhưng đánh mấy trận đều không có kết quả liền xin
Việt Vương chia đất giảng hòa. Việt VƯơng nghĩ tình cố thủ và thương hại
trăm họ bấy lâu đau khổ vì chiến tranh ưng lời đề nghị của Lý Phật Tử. Địa
giới của Việt Vương kể từ Long Biên ra bãi Quần Thần làng Thượng Cát,
huyện Từ Liêm. Còn Lý Phật Tử đóng tại Ô Diên (tức làng Đại Mỗ huyện
Từ Liêm trở về xuôi). Triệu Việt Vương còn gả con gái là Cảo Nương cho
Phật Tử để mưu cuộc hòa hiếu lâu dài, không ngờ Phật Tử vẫn giữ manh
tâm trước.
Năm Tân Mão (521) Phật Tử xuất quân đánh bất thình tình vào Long
Biên. Triệu Việt Vương xuất kỳ bất ý phải chạy đến sông Đại Nha (huyện
Đại An, tỉnh Nam Định) thì nhảy xuống tự vẫn.
3 – Hậu Lý Nam Đế (571 – 602)
Hạ được Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử xưng Đế Hiệu (tức là Hậu Lý
Nam Đế) cắt Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên, Lý Phổ Đĩnh giữ Ô Diên,
kinh đô dời về Phong Châu (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên). Chính
quyền như vậy đã được thống nhất, công cuộc của ông không thành tựu lâu
dài vì chính sự bên Trung Quốc lại được ổn định. Nhà Tùy đánh đổ được
nhà Lương thâu gồm được cả Nam Bắc, đến năm Nhâm Tuất (602) phái
Lưu Phương đem 27 doanh sang đánh Hậu Lý Nam Đế. Xét không kháng
cự nổi quân nhà Tùy, Lý Phật Tử chịu nghe lời dụ và kéo cờ hàng. Giao
Châu lại lệ thuộc về Trung Quốc thêm một giai đoạn nữa (giai đoạn này kéo
dài 336 năm).