binh chế của nhà Đinh, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, trong báo Tri Tân, phát
biểu rằng điều đó có thực do quân đội bấy giờ chia ra làm 2 hạng: một hạng
là quân đội thường trực hay hiện dịch, mộ hạng là trừ bị, luân chuyển nhau
trong 1 thời hạn nhất định để phụng sự dưới cờ, tức là mãn kỳ quân dịch,
quân sĩ lại trở thành nông dân. Theo đó, quân số nhà Đinh có thể lên tới một
triệu.
Chính Trị
Về chính trị, Tiên Hoàng Đế ban hành nhiều luật lệ rất khắt khe. Ngài đặt
vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo trong vườn, dựng cột đồng nung đỏ để
trừng trị những kẻ gian ác và phản bội. Nhờ có hình luật nghiêm khắc này,
nền an ninh quốc gia được vãn hồi. Đạo Phật từ 6 thế kỷ trước đã có mặt ở
nước ta, bấy giờ cũng khá phát đạt. Tiên Hoàng rất trọng dụng các Thiền Sư
vì họ có học lực uyên bác và Ngài cho lập ngạch tăng thống. Sư Khuông
Việt đã được Ngài phong làm quốc Sư. Đinh Tiên Hoàng tuy khởi nghiệp
trên mình ngựa, học hành ít ỏi, nhưng về phương diện nội trị và ngoại giao,
ta thấy họ Đinh không phải chỉ có tài đánh Đông, dẹp Bắc. Luật lệ nghiêm
khắc bao nhiêu chứng tỏ tình thế bấy giờ hỗn loạn bấy nhiêu, vì vậy việc
dùng kỷ luật thép chỉ là do nhu cầu thời đại. Quả vậy, ta hãy coi thường
tầng xã hội là quý tộc, là phong kiến thì luôn luôn có chuyện tranh giành và
phiến động ở các địa phương, lòng dân lại hết sức hoang mang, mạnh đâu
theo đấy, thật chẳng khác gì xã hội Trung Quốc bên kia miền Ngũ Lĩnh.
Như thế, vạc dầu và hổ báo của Đinh Tiên Hoàng chỉ có mục đích khuất
phục những kẻ phản nghịch hơn là để đối phó với dân chúng, nếu ta nhìn
sát vào nội tình nước ta trước và sau đó. Và ta nên thừa nhận mọi sự khe
khắt của hình luật triều Đinh đều chỉ lấy sự yên ấm của nhân dân làm mục
đích. ĐIều này, họ Đinh đã thực hiện luôn 12 năm ròng khi cầm vận mệnh
dân tộc cho đến lúc quá cố, đối với dân chúng cũng như đối vớigiai cấp quý
tộc.