các quân nam phải bỏ chạy hết, duy có Lý Công Uẩn là Điện tiền quan ở lại
ôm thây ông vua xấu số mà khóc. Vua Trung Tông mất bấy giờ mới 23 tuổi.
Long Đĩnh khen Công Uẩn là người có nghĩa nên thăng làm Tứ Xương
quân Phó Chỉ huy sứ.
2 – Lê Ngọa Triều (1005 – 1009)
Long Đĩnh lên ngôi, trong lúc này Ngũ Bắc vương là Long Ngân, Trung
Quốc vương là Long Kính chiếm cứ trại Phù Lan xã Phù Vệ, huyện Đường
Hào, tỉnh Hải Dương chống lại. Long Đĩnh phải đem quân đi dẹp. Bên
ngoài lại có giặc Cử Long vào cướp phá ở huyện Cẩm Thủy thuộc Thanh
Hóa. Long Đĩnh ngự vào Ái Châu. Việc bình định có kết quả. Sang năm sau
(Bính nGọ) 1006 là năm Ứng Thiên (vẫn theo niên hiệu của Lê Đại Hành)
Long Đĩnh lập con là Xạ làm Khai Phong Vương, con nuôi là Thiệu Ly làm
Sở Vương, Thiệu Hưng làm Hán vương.
Long Đĩnh vì quá hoang dâm, tửu sắc bị mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi
triều. Người đời bấy giờ gọi là “Ngọa Triều Đế”. Tuy vậy Long Đĩnh cũng
muốn làm nhiều việc mới: sửa đổi quan chế văn vũ, tăng đạo và triều phục
hết thảy bắt chước kiểu mẫu của nhà Tống. Theo triều phục của nhà Tống
thì mũ có ba hạng:
1) Mũ tiên hiền là phẩm phục các quan nhất, nhị phẩm.
2) Mũ điêu thuyền là phẩm phục các quan tam phẩm ở các ty, các Ngự
sử đài và chức ngũ phẩm ở hai sảnh.
3) Mũ giai sai là phẩm phục tử tứ phẩm đến lục phẩm.
Còn phục sức từ công khanh trở lên mặc áo màu tía, ngũ phẩm mặc áo
màu đỏ, thất phẩm trở lên mặc áo màu lục, cửu phẩm trở lên mặc áo mầu
xanh.