đặt niên hiệu là Minh Đạo (1042) trong khi ban bố các chính sách nhân đạo
của Ngài. Với hai chứ Minh Đạo, hẳn ngài muốn tỏ lòng thương dân,
thương nước và lo sửa sang đức độ của nền quân chủ coi như họ như con.
Năm sau ngài ra lệnh bãi bỏ tục mua hoàng nam để làm tôi tớ (hoàng nam
là người từ 18 tuổi trở lên). Ngài cho đúc tiền Minh Đạo để tiện việc buon
bán trong dân gian và Ngài đặt ra nhà trạm để chạy công văn, chia đường
quan lộ ra từng cung cho thuận tiện mọi việc giao thông.
Trông cung Thái Tông đặt hậu và phi 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc
kỹ 100 người. Các cung nữ ngoài việc hầu hạ phải tập nghề dệt vóc gấm.
2 – Việc Quân Sự
Dưới thời vua Thái Tông cũng có nhiều việc đánh dẹp vì sự rối loạn vẫn
còn là một tình trạng thường trực từ các thời trước, ngoại trừ phái phong
kiến đã bắt đầu vào dần khuôn khổ. Điều thất sách là nhà vua không đặt các
quan Triết trấn hay Trấn thủ ở các miền sơn cước hay các miền lân cận
thượng du nên quyền cai trị và binh bị đều giao hết cho các Châu mục hay
Tù trưởng, do đó quyền hành của những người này rộng quá, họ dễ sinh
phản nghịch. Vua Thái Tông luôn luôn phải thân chinh đi đánh dẹp.
Năm Mậu Dần (1038) người Nùng ở Quảng Nguyên (Lạng Sơn) thường
hay nổi loạn. Đây là một thời đáng kể oanh liệt nhất của người Nùng.
Lĩnh tụ của họ là Nùng Tồn Phúc người đất Tương Can, thuộc độn hay
châu Thạch An, cát cứ tại châu Đảng Ro gồm Cao Bằng và Lạng Sơn bây
giờ. Vây cánh của Phúc là Nùng Tồn Lộc (em ruột Phúc) thủ lĩnh châu Vũ
Lạc (thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn). Tất cả các đất đai trên đây hợp thành
châu Quảng Nguyên về đời nhà Lý. Sau này Tồn Phúc giết cả hai em để
chiếm hết ảnh hưởng vật chất và tinh thần tại Quảng Nguyên rồi xưng là
Chiêu Thánh hoàng đế, phong cho vợ làm Minh Đức hoàng hậu, con là
Nùng Trí Thông làm Nam Nha đại vương rồi đổi châu Quảng Nguyên làm