Thanh can ngăn lấy lẽ có một mình Trí Cao mà lực lượng lưỡng Quảng
không thể chế ngự được phải nhờ ngoại quốc thanh trừ sẽ là một điều quốc
sỉ. Việc này còn có ảnh hưởng khác không kém phần tai hại là sẽ sinh mối
biến loạn khác nữa hoặc trong nội bộ của Tống triều, hoặc ở ngoài biên.
Vua Tống cho là phải rồi cử bọn Dư Tĩnh và Tôn Miện đem quân đi đánh
Trí Cao. Bọn này làm không nổi việc, vua Tống và triều đình càng thêm lo.
Trước sự lúng túng của Tống Triều, Nùng Trí Cao dâng biểu xin phong làm
Tiết Độ Sứ châu Ung và Châu Quý. Vậy mà vua Tống đã ưng thuận cho
êm. Lại một phen nữa Địch Thanh phản đối và tình nguyện xin đi đánh.
Ông được phong làm Quảng Nam Tuyên phủ sứ.
Bấy giờ quân của Dư Tĩnh và Tôn Miện đang đóng ở Liễu Châu, địa hạt
Tân Châu thuộc Quảng Tây. Tháng chạp năm 1052 quân Địch Thanh đến
Quảng Nam hợp với quân của bọn Dư Tĩnh, Tôn Miện. Dịch Thanh hạ lệnh
bất động để xem xét tình thế và định kế hoạch. Trong lúc này quan Kiểm
hạt Quảng Tây là Trần Thự không tuân tướng lệnh cứ đem quân đi đánh Trí
Cao và bị bại. Địch Thanh đem chém Trần Thự và cho quân nghỉ 10 ngày.
Trí Cao thắng trận nhiều lần sinh khinh địch và không lo đề phòng bất ngờ
bị Địch Thanh tấn công tại cửa Côn Lôn (thuộc phủ Nam Ninh). Trong khi
chiến cuộc đang diễn hành, Địch Thanh dùng quân kỵ đánh vào hai bên
sườn quân Trí Cao. Bọn tướng tá Nùng là Hoàng sư mật Nùng Kiên Trung
chết tới 157 người, còn quân bị hại tới hàng vạn là tan vỡ hết. Trí Cao thả
lữa đốt thành rồi chạy trốn qua sông Hợp Giang sang nước Đại Lý (thuộc
Vân Nam) bị người Đại Lý bắt được chém đầu đem nộp cho nhà Tống.
Theo Đại Nam dật sự, Nguyễn Văn Tố nói: hai năm sau Dư Tĩnh được
phong làm Kinh Chế Quảng Tây có nhiệm vụ đi bắt Trí Cao. Dư Tĩnh phái
Tiêu Chú là Đô Giám qua đường Đặc Ma đi tìm họ Nùng và dư đảng chỉ có
bắt được mẹ Trí Cao, em là Trí Quang, con là Kê Tông và Kê Phụng; lại cử
người sang Đại Lý theo dõi Trí cao đem về kinh sư. Thân nhân của Trí Cao
sau cũng bị giết hết. Từ đó tại biên giới Hoa Việt không có sự quấy nhiễu
của người Nùng nữa.