VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 208

III. Lý Thánh Tông (1054 – 1072)

- Việc mở mang Phật giáo và Nho giáo

- Vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành

Kế nghiệp vua Thái Tông là thái tử Nhật Tông, tức vua Thánh Tông lấy

niên hiệu lần đầu là Long Thụy Thái Bình (1054 – 1058) đặt quốc hiệu là
Đại Việt. Nước ta ngót một trăm năm đến bây giờ vẫn gọi là Đại Cồ Việt.

Vua Thái Tông nổi tiếng là một vị anh quân và có nhiều đức độ. Chính

trị của ngài lấy sự thương dân như con làm căn bản.

Tháng tư năm Bính Thân (1056) ngài ban chiếu khuyên dân làm ruộng.

Tháng tám năm Kỷ Hợi (1059) ngài cho chế triều phục. Các quan phải đội
khăn bịt đầ, đi hài có bí tất vào chầu cho có vẻ trang nghiêm. Ngài lập điện
Thủy Tinh, điện Thiên Quang. Quan chức thì có chức Phụ quốc Thái Úy,
Gián nghị đại phu, Tả hữu lang trung viên ngoại lang, Khu mật sứ, Kim
ngô, Lĩnh binh. Triều đại của ngài kể ra đến bấy giờ là văn vật hơn cả và
tiến dần đến chỗ vẻ vang. (Khâm định Việt sử 9.3 tờ 23b).

Tháng tư năm Canh Tuất (1070) trời làm đại hạn, ngài cho lấy tiền của

và thóc trong kho chẩn cấp cho dân (Khâm định Việt sử 9.5 tờ 29). Ngài đặt
ra tiền dưỡng liêm để tránh sự sa ngã cho quan lại. Năm Đinh Mùi (1067)
ngài cho Nguyễn Trọng Hòa và Đăng Thê Tư làm Đô hộ phủ sĩ sư, đổi 10
người thủ gia làm lại án ngục. Ngài ban cho Trọng Hòa và Thế Tư mỗi năm
mỗi người 50 quan tiền và 100 bó thóc, cá và muối tùy tiện đủ dùng. Mỗi
người ngục lại mỗi năm được 20 quan tiền và 100 bó thóc để nuôi tính
trong sahcj cho các hình quan).

Về việc dưỡng liêm, Ngô Ngọ Phong, tức Ngô Thời Sĩ nói: Dưới đời

nhà Lý các quan trong ngoài đều không có cấp bổng. quan trong thì thỉnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.