thoảng được ban thưởng. QUan ngoài được dân mỗi địa phương tùy tiện đặt
người thu những thuế điền thổ, bờ, đập mà cung cấp. Quan phải dạy dân
cày cấy, thả cá để cùng hưởng lợi. Đến bấy giờ bình quan mới có lương
bổng. Đối với các phạm nhân, ngài cũng mở lượng khoan hồng, cho ăn mặc
đầy đủ. Năm Tân Hợi (1071) ngài định lệ chuộc tội bằng tiền tùy theo nặng
nhẹ. Về vấn đề này (năm 1028 – 1054) trong đời vua Lý Thái Tông đã lập
thành lệ, vua Thánh Tông sau này chỉ sửa đổi lại mà thôi.
Về võ bị, tuy nước được thái bình, ngài cũng rất lưu ý đến. Năm Kỷ Hợi
(1059) ngài định các hiệu quân là: Ngũ Long, Võ Thắng, Long Đức, Thần
Điện, Bổng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược và Vạn Tiệp. Bốn bộ hợp lại
thành 100 đội. Mỗi đội có lính kỵ mã và lính bắn đá. Do sự bổ xung này số
cấm quân đến đời vua Thánh Tông gần tăng gấp đôi; còn thứ binh sĩ để giữ
an ninh, trật tự trong nước và đề phòng xâm lăng không có nhất định.
Người dân đến tuổi phải đi lính một thời gian ngắn và có lẽ như dưới đời
nhà Đinh, họ được luân phiên để vừa làm bổn phận với Nhà nước, vừa làm
việc với gia đình, tức là vừa là lính vừa là nông dân. Việc này gọi là “đi
phen”. Trong khi đi phen, họ đóng ở các phủ, huyện, châu để phòng khi
động dụng. Hạng lính này dĩ nhiên nhiều hơn lính cấm vệ, nhưng tập luyện
ít ỏi hơn.
Ngoài ra quân lính đều có khắc trên trán ba chữ “ Thiên Tử Quân” như
dưới đời Tiền Lê. Binh chế nhà Lý nổi tiếng đời bấy giờ khiến nhà Tống
phải bắt chước. Chúng tôi tiếc rằng không thấy có sử liệu nói nhiều về các
tổ chức quân sự dưới triều vua Thánh Tông để bày tỏ đầy đủ hơn, chỉ biết
theo Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quyển IV, tờ 42a; Thái Diên
Khánh là quan nhà Tống làm Tri Châu ở Hoạt Châu (một châu của Tàu ở
gần biên giới ta) có dâng lên vua Tống Thần Tông (1068 – 1085) cuốn An
nam hành quân pháp bắt được của nhà Lý. Trong sách này có ghi chép việc
tổ chức binh đội như sau đây, và chúng tôi ngờ rằng việc tăng cường binh
đội như sau đây, và chúng tôi ngờ rằng việc tăng cường binh đội này đã