phát xuất dưới hai triều Thái Tông và Thánh Tông đã có nhiều đặc biệt nên
binh đội của ta đã khá mạnh khiến Trung Quốc phải chú ý:
Chính binh là các đơn vị sử dụng cung tên và kỵ mã do 9 phủ tướng
thống xuất. Các đơn vị này có 100 đội. Mỗi đội có 4 bộ: tả, hữu, tiền, hậu.
- Quân trú chiến tức là quân đội vừa đóng giữ vừa chiến đấu tại chỗ.
- Quân thác chiến dùng vào cuộc tấn công và lưu động (Mỗi tướng đều
có kỵ binh và vũ khí như nhau).
- Phiên binh thì đặt từng đội riêng để đề phòng sự bất chắc. (Đây là hạng
lính già yếu để giữ thành).
Do tài liệu này ta thấy binh chế đời Lý có một đặc sắc nhất là biết sử
dụng kỵ binh nó có giá trị hay không thì coi cuộc phạt Tống bình Chiêm
liên tiếp sau này đủ rõ. Ngoài ra nhà Tống phải bắt chước nhà Lý về binh
chế thì càng có t hể tin binh chế của chúng ta thuở đó đã khá hoàn bị. Tóm
lại vào hạ bán thế kỷ thứ XI nước ta đa xkhas mạnh về quân sự tại Đông
Nam Á Châu.
1 – Việc Mở Mang Phật Giáo và Nho Giáo.
Vua Thánh Tông làm vua được hai tháng, năm Ất Vị (1055) tháng giêng
ngài cho sửa các miếu trong Đại nội. Mùa đông năm Đinh Dậu (1058) ngài
cho sửa cửa Tường Phù (tức là cửa Đông thành Thăng Long) dựng lên từ
năm thứ nhất hiệu Thuận Thiên (1010). Tháng tám năm Canh Tý (1060)
ngài cho làm Hành cung ở bên cạnh Dâm Đậm hồ (Tây Hồ) để thỉnh thoảng
ngự ra xem đánh cá. Tháng chín năm Bính Ngọ (1066) ngài sai Lang tướng
Quách Mậu dựng một cái tháp ở núi Tiên Du (Bắc Ninh). Năm Canh Tuất
(1070) ngài cho dựng điện Tử Thần. Tháng giêng năm Tân Hợi (1071), hiệu
Thần Vũ thứ hai, ngài cho xây miếu thờ Khổng Tử là ông tổ đạo Nho tại
phía Nam Thành Thăng Long (Hà Nội) cho tô tượng Chu Công, Khổng Tử
và tượng tứ phối (bốn vị phối hưởng là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh