VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 212

12 sứ quân bị bại chạy qua Chiêm Thành xui Chiêm đem quân tấn công vào
đất Việt. Năm Kỷ Mão (979) hơn một ngàn chiếc thuyền Chiêm tiến đến
cửa Đại An tức là cửa sông Đáy thuộc hải phận Ninh Bình – Nam Định
chẳng may bị bão đánh chìm. Nhật Khánh cùng một phần lớn quân Chiêm
làm mồi cho cá. Quân Chiêm không bị đánh màtan, đáng tiếc cho kinh đô
Hoa Lư mất cơ hội ghi một vài chiến công oanh liệt của giống nòi Việt Nam
vào lịch sử.

Đến Lê Hoàn lên ngôi, sứ giả Đại Việt là Từ Mục và Ngô Tử Canh sang

giao hiếu bị Chiêm giữ lại. Vua Tiền Lê nổi giận, rồi thành trì, tong miếu
của vua Chiêm một phen bị san phẳng, đồng thời một số con dân Chiêm
phải theo ngọn cờ chiến thắng vê flafm lưu dân dùng vào việc khẩn hoang ở
các đồn điền của ta.

Đó là cuộc Nam Chinh đầu tiên của chúng ta và cũng là dịp đầu tiên dân

Chiêm Thành kiệt hiệt, phú cường từ đầu Tây lịch kỷ nguyên biết mùi chiến
bại với Việt tộc.

Vua Thái Tông nhà Lý lên ngôi, Chiêm Thành chịu xưng thần nộp cống,

rồi Chiêm bị nội loạn, con cháu vua Chiêm giành nhau địa vị nên Nam
Thùy của ta bớt được sự quấy đảo trong một thời gian. Nhưng sau ít lâu,
Chiêm bỏ cống luôn 16 năm và lại tiếp tục gây rối ở ven biển của ta. Năm
1044, vua Thái Tông thân chinh vào Chiêm quốc, giết chúa Sạ Đẩu, bắt 30
con voi, 5000 dân và giết gần ba vạn người không kể số cung nhân, nhạc nữ
đem về nước.

Dĩ nhiên Chiêm lại hàng, nhưng sự hành phục của Chiêm bao giờ cũng

ngắn ngủi, bởi họ là một dân tộc có óc quật cường rất mạnh và chí phục thù
rất bền bỉ!

Năm 1065 – 1069, Chiêm bỏ cống, vua Thánh Tông nối nghiệp phụ

vương lại đem quân Nam Chinh. Nhưng một vài sử gia cho rằng tới giai
đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.