hiếu, mà vì Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ
CHiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà
Tống. Cùng một nhịp với các vua kế tiếp sau này, ta thấy dân tộc Việt Nam
cố gắng cựa quậy chẳng những về miền Nam lại còn lo bành trướng cả về
phương Bắc. (xin coi bài nói về chánh sách Bắc thùy của nhà Lý dưới đây).
Từ chiêm vương Chế Cũ (rudravarman III) được vua Tống nâng đỡ, ban
cho ngựa trắng và cho phép mua lúa ở Quảng Châu, Chiêm không tiếp tục
nạp công nữa. Mọi hành động của Chiêm đều lọt hết vào con mắt của dân
Việt một cách khiêu khích.
Cũng lúc này (1068) vua Lý Thánh Tông sửa soạn thêm chiến thuyền
(việc giao thông từ thành Phật Thệ tới Giao Chỉ bằng đường núi theo lời sứ
Chiêm tâu với vua Tống phải mất 40 ngày. Vua Tiền Lê trước đây có đào
tân cảng và sửa chữa đường sá. Nhưng xem vậy, dùng thủy đạo vẫn dễ dàng
cho việc chuyển quân hơn). Lực lượng quân sự của Lý triều có chừng 5
vạn, Lý Thường Kiệt được làm Đại tướng đi tiên phong, em Thường Kiệt là
Thường Hiến giữ chức Tán ky Vũ úy. Mỗi chiến hạm chở 250 tên quân và
lương thực, tất cả có 200 chiếc.
Ở triều bấy giờ có Lan Thái Phi và Thái sư Lý Đạo Thành trông coi việc
nước. Bảy ngày sau khi rời khỏi Thăng Long các đạo quân Việt đã có mặt ở
Nghệ An, ba ngày sau tới cử Nam giới, phía Nam núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh),
hải phận Chiêm Thành từ đó đã hiện ra trước mắt. (Sử chép ngày Canh
Thân tới Nam giới, rồng nổi lên ở đầu thuyền Kim Phượng như lúc xuất
chinh, Lý triều vốn tin nhiều dị đoan cho là điềm tốt. Điểm này có tính cách
hoang đường. Có lẽ sử thần bịa đặt ra để tô điểm cho bản triều thuở đó).
Năm ngày sau quân ta đến cửa Nhật Lệ là nơi tập trung của thủy quân
Chiêm, bởi Chiêm có những giẫy núi “xương sườn” cao ngất ngăn cản
đường bộ từ Giao Chỉ vào cõi Chiêm. Ngoài núi Hoành sơn ở Cực Bắc, có
núi Hải Vân ở phía Nam Thuận Hóa, núi Đại Lãnh ở phía Nam Phú Yên,
giữa các giẫy núi này có đồng bằng của dân Chiêm. Hình như sự giao thông