của dân Chiêm từ nơi này qua nơi khác cũng bằng đường thủy và về
phương diện quân sự, Chiêm chỉ cần giữ mặt biển hơn cả vì tin tưởng vào
các đèo núi là những bức tường thành thiên nhiên.
Tại Nhật Lệ, thủy quân Chiêm xông ra cản đường. Tướng của ta là
Hoàng Kiệt đánh tan rồi quân ta thẳng tiến về phía Nam không bị ngăn trở,
mục đích của ta là tiến thẳng tới thành Phật Thệ phá kinh đô và bắt Quốc
Vương. Bốn ngày sau nữa ta đến cửa Tư Dung nay gọi là Tư Hiền là cửa
sông vào các phá và sông thuộc Quy Nhơn ta mất ba ngày nữa, tính tất cả là
26 ngày từ Thăng Long đến đấy.
Thành Phật Thệ (sau gọi là Chà Bàn mà ta thường chép lẫn ra là Đồ
Bàn) ở vào địa phận tỉnh Bình Định ngày nay, ba phía Tây-Nam-Bắc có núi
che chở, phía Đông giáp bể. Thủy quân của ta đổ bộ ở đây. Tướng Chiêm là
Bố Bì Đà La giàn trận trên bờ sông Tu Mao chặn đánh. Quân ta xông lên
giết được Bố Bì Đà La và rất nhiều binh sĩ. (Trận này được lịch sử gọi là
trận Tu Mao).
Lý Thường Kiệt vượt được sông Tu Mao, lại qua hai con sông nữa mới
tới kinh đô Chiêm. Đang đêm nghe tin quân của mình bại trận ở Tu Mao,
Chế Củ mang vợ con chạy trốn. Dân trong thành thấy quân Đại Việt đến
đều ra hàng.
Lý Thường Kiệt đem quân truy tầm theo phía Nam. Tháng tư quân ta
tiến đến biên giới Chân Lạp, qua các vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay
mà Chàm gọi là Pandurango.
Vua Chiêm vốn có cựu thù với Chân Lạp nên hết đường chạy phải ra
hàng, kết quả Chế Củ và năm vạn quân bị cầm tù. Cuộc đuổi bắt vua Chiêm
mất ngót một tháng. Người có công trong cuộc đại thắng này là Lý Thường
Kiệt.
Tháng 5 vua ra lệnh sửa soạn lên đường.