Bắc Việt chia ra làm ba miền: Thượng du có nhiều rừng núi chạy vòng
cánh cung theo hình thể xứ Bắc, như chiếc quạt xòe ra từ nơi giáp miền
Thượng Lào chạy sát các vùng biên giới Việt Hoa. Ngọn núi cao nhất là
Hoàng Liên Sơn (3.141 thước). Trung du là miền ở giữa trung châu và
thượng du, sát các khu rừng núi. Trung châu đáng chú ý vì có nhiều đồng
bằng, sẵn ruộng đất để cầy cấy và sông ngòi thuận tiện cho mọi việc giao
thông (sông Hồng Hà phát nguyên từ Tây Tạng có nhiều chi nhánh tản mác
khắp Trung Châu, sông thường không rộng lắm) – dân cư rất đông đúc, thóc
lúa, ngô, khoai có nhiều.
Trung Việt là một giải đất hẹp, có dẫy Trường Sơn giống như cái xương
sống chạy dọc từ Bắc Việt vào Nam Việt, có thể ví là cái bình phong ngăn
cách hai xứ Việt Lào, ở đây ruộng đất hiếm hoi, khô khan, vì vị t rí sát bể và
núi nên sự sinh sống của dân chúng trông vào lâm sản và hải sản hay ngư
lợi (nghề đánh cá). Kinh tế nông nghiệp ở đây không được phong phú như ở
miền Bắc Việt và Nam Việt có thể coi là hai vựa thóc của Việt Nam.
Nam việt ở khúc dưới sông Cửu Long có sông Tiền Giang, Hậu Giang,
Vàm Cỏ và Đồng Nai chạy dài trên toàn cõi, lại có nhiều đất ruộng nên rất
thịnh đạt về nông nghiệp. Nhân dân ở đây không đông đúc mấy, tương đối
với tổng số diện tích đất đai, vừa sống với biển, vừa sống với ruộng vườn
nên không chật vật, vất vả như dân Bắc Việt bị nạn nhân từ bao nhiều đời.
(Mật độ dân cư trung bình lên tới 800 người trên một cây số vuông, có chỗ
lên tới 2.000 người, điều ít thấy ở một nơi nào trên thế giới ngày nay.)
Việt Nam là một xứ thuộc nhiệt đới, nhưng khí hậu có khác nhau từ
Nam ra Bắc, thường nóng và ẩm thấp. Bắc Việt giáp giới Trung Quốc là
một miền ôn đới, có bốn mùa rõ rệt, mùa xuân đầm ấm, có nhiều ngày lất
phất mưa, cũng có khi lạnh. Trong mùa này, cây cỏ mọc mạnh. Mùa hè
nóng bức, có khi rất oi ả, khó chịu, nhưng cũng là mùa để thảo mộc sinh sối
nảy nở, thuận tiện cho nông nghiệp. Các bệnh dịch tả nhất là đối với con trẻ
hay phát sinh trong vụ hè. Vào khoảng tháng sau hay tháng bảy, thường có