VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 26

3) Đồng bằng Bắc Việt hay bị lụt lội và hạn hán.

4) Miền duyên hải Trung Việt hay nổi going tố.

5) Vì hai vị gió mùa đổi thay luân chuyển, khí hậu thường hay khô ráo

và ẩm thấp.

Đó là những yếu tố đã hun đúc cho chúng ta nhiều năng lực tranh đấu,

sức chịu đựng với thiên nhiên và các cường bang ngoại địch.

Chúng ta cũng có nhiều tính xấu như các dân tộc khác:

Người dân trung lưu và hạ lưu hay nông nổi, háo danh, thích phô trương,

mê cờ bạc, tin ma quỷ, sung việc cúng bái, không nhiệt tín tôn giáo nào cả,
ham kiện cáo, tinh vặt và quỷ quyệt.

Tiếng nói của người Việt có thể cho là đồng nhất, mặc dầu có sự phân

biệt Trung – Nam – Bắc, giọng nói hơi nặng nhẹ ở một vài nơi, nhưng
người Việt đi đến đâu cũng hiểu nhau. Tính tình, phong tục, tôn giáo cũng
không có gì khác biệt lắm từ Nam ra Bắc.

Xã hội Việt nam gồm 4 giai cấp: Sĩ, Nông, Công, Thương, cùng sống

dưới chế độ phong kiến lâu đời, nhưng không có nhiều chia rẽ quá đáng
như ở nhiều dân tộc khác.

Tóm lại, Việt Nam, nếu đem so sánh với nhiều dân tộc khác thì rõ rệt có

rất nhiều đức tính thuần nhất nhờ đó mà có đủ sức mạnh vật chất, tinh thần
để giải quyết nhiều việc khó khăn nội ngoại, qua nhiều thế hệ.

Tiếng nói của người Việt có thể cho là đồng nhất vì mặc dầu có sự phân

chia Trung-Nam-Bắc, giọng nói có hơi nặng nhẹ ít nhiều, nhưng người Việt
đi đến đâu cũng hiểu nhau. Tính tình, phong tục, tôn giáo cũng không có gì
khác biệt từ Nam ra Bắc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.