Người đàn bà Việt Nam có nhiều đức tốt hơn là thói xấu. Phần lớn từ
thành thị đến thôn quê, người đàn bà lo buôn bán, cày cấy, biết tần tảo, chịu
thương khó và rất hy sinh cho chồng con. Sự kiện tốt đẹp này là do ảnh
hưởng của giáo lý Khổng mạnh đã đi sâu vào đời sống tinh thân của dân tộc
chúng ta từ ngót hai ngàn năm nay.
Gần một thế kỷ trở về đây, Việt Nam lại tiếp xúc với Tây phương, phụ
nữ Việt Nam hấp thụ văn hóa Âu Mỹ đã tỏ ra có nhiều khả năng trên trường
học vấn và đã có những sự tranh đấu về quyền lợi gia đình, xã hội với nam
giới.
Bàn về các điều tốt xấu trong con người Việt Nam, ta thấy đồng bào ta
thông minh, nhớ dai, có óc nghệ thuật, khéo tay chân, giàu trực giác hơn là
luận lý, ưa điều đạo đức, ham chuộng văn chương. (Có người nói người
Việt ta thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thiết tưởng không đúng,
chẳng qua chúng ta trong mười thế kỷ mất độc lập, chịu ảnh hưởng văn hóa
nô dịch nên không được hướng dẫn phải đường, phải lối mà thôi, chớ không
phải là ta không biết trọng thực học). Chúng ta lại còn đức tính lễ phép và
biết ơn, chuộng hòa bình và giàu có hy sinh.
Người lao động rất cần cù và nhẫn nại, có sức chịu đựng những việc
nặng nhọc rất bền bỉ, nhất là các đồng bào miền Bắc.
Người đi lính ra trận rất trọng kỷ luật và can đảm. Nói đến người lính
đây tức là lớp nông dân của chúng ta trong vai trò tranh đấu cho Tự do và
Độc lập của xử sở từ bốn ngàn năm lập quốc đến giờ rất đáng phục.
Tinh thần dân tộc được như vậy là nhờ ở hoàn cảnh kinh tế, địa lý, văn
hóa và chính trị cấu tạo nên bởi:
1) Bắc giáp Trung Quốc, Nam giáp Chiêm Thành là hai gọng kìm ghê
gớm, luôn luôn xiết chặt vào dân tộc chúng ta.
2) Rừng núi Bắc Việt hoang vu và nhiều thú dữ.