VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 264

kỵ binh của họ có thể nói là rất lợi hại. Họ sắp đặt cơ nào đội ấy rất có thứ
tự, sành việc tổ chức và huấn luyện quân đội giàu mưu chước, kinh nghiêm
và chuyện vận binh sĩ hết sức mau lẹ.

Đối với kẻ địch, họ áp dụng nguyên tác: hàng thì đãi có độ lượng, chống

thì tàn sát tới ngọn cỏ lá cây.

Đối với cấp trên, họ hoàn toàn phục tùng, chỉ biết có một thứ luật: luật

của lĩnh tụ. Được lệnh tiến, dù tiến để mà chết. Như vậy thì nghề chinh
chiến của họ lại hơn cả các dân tộc tiền tiến đời bấy giờ. Đó là một điều trái
ngược hẳn.

Tổ tiên của họ là giống Hung Nô. Tài nguyên của họ là những bầy súc

vật mà họ đưa chăn nuôi ở những miền đồng cỏ xa xôi. Đời sống họ rất cực
khổ vất vả vì khi nóng thì nóng, thiêu đốt cả cỏ cây, giết hại cả súc vật (38
độ 2) khi lạnh thì buốt đến xương tủy, người và vật chịu không nổi (45 độ 5
dưới 0 độ). Họ không biết nghề nông, không biết viết chữ, rất tin tưởng
khoa phù thủy. Phật giáo được coi gần như tôn giáo chính của Mông Cổ. Họ
theo đạo Phật nhưng không hiểu nổi triết lý của Phật giáo nên chỉ là những
kẻ mê tín không hơn không kém. Binh chế của Mông Cổ tổ chức như sau
đây:

1) Bộ trong gồm các quân Túc Vệ.

2) Bộ ngoài là các quân Trấn thủ.

Quân túc vệ chia làm quân Khiếp tiết, theo tiếng Mông Cổ có ý nghĩa là

những kẻ được nhiều ân sủng của Thiên tử, tức là thân binh của nhà vua và
quân các vệ: Tả, hữu, trung, tiền, hậu và Đường Ngột vệ, Quý Xích Vệ, Vũ
Vệ; Tả, Hữu, Đô úy vệ… Quân các vệ thì Thân quân chỉ huy sứ cầm đầu
cùng với các quân Trấn thủ đều thuộc quyền Khu mật viện. Quân Khiếp tiết
và các vệ tuy đều là quân Túc vệ hợp lại gọi là thân quân nhưng nhiệm vụ
khác nhau: Khiếp tiết dùng vào việc bảo vệ Thiên tử, là thân quân trong các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.