VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 301

Chiến thuật của Ngài ở đây là vừa tấn công địch dùng vừa dùng kế phục
kích để dồn bắt chủ tướng.

Trong giai đoạn này, sức quân ta trội rõ rệt, quân Nguyên không chống

nổi phải bỏ cuộc thủy chiến chạy lên bộ tính thoát ra biển, nhưng tới sau
một dãy núi thì bị quân ta bao vây. Tại đây, Toa Đô trúng tên tử trận. Giặc
chết và bị thương rất nhiều. Đầu Toa Đô bị cắt đưa về nộp vua Trần Nhân
Tông. Trận Tây Kết xảy ra ngày 20 tháng 5, Ô Mã Nhi và Vạn Hộ Lưu
Khuê đem tàn quân tất tưởi trốn vào Thanh Hóa, sau bị đuổi sát quá phải
xuống một chiếc thuyền nhỏ mới thoát được về Tàu. Hai vua Trần rượt theo
chỉ còn bắt được hơn năm vạn binh sĩ. Cũng trong hôm ấy, tại bến Đại
Mang, Tổng quản Mông Cổ là Trương Hiến ra hàng. Thuyền chiến và khí
giới của địch thu được rất nhiều.

Khi thủ cấp Toa Đô được đệ trình lên vua Nhân Tông, nhà vua ngậm

ngùi nói: Làm bầy tôi nên như người này! Rồi ngày cởi áo ngự phủ vào đầu
Toa Đô và cho quan làm lễ mai tang tử tế. Đây là một cử chỉ tỏ sự tôn trọng
một dũng tướng hết lòng vì Chúa, có ý khuyến khích mọi người. Vài hôm
sau, đầu Toa Đô được bí mật tẩm dầu đem bêu để trưng uy thế của quân đội
và thúc dục ba quân hoàn tất cuộc chiến thắng. (Toàn thư quyển 5, tờ 49b
-50a).

Trận Vạn Kiếp

Quân Nguyên, trong giai đoạn này, liên tiếp thua trận ở khắp mọi nơi,

phần không chịu được bệnh tật do mùa hè phát ra. Thoát Hoan sinh chán
nản và quyết định lui binh, nhất là được tin có hai thượng tướng Toa Đô và
Ô Mã Nhi, một đã tử trận và một đã chạy thẳng về Tàu.

Bên Trần triều dò xét được tình trạng này, liền chia quân đón các ngả xét

địch phải rút binh qua. Tới đây, việc tấn công quân Nguyên hoàn toàn bằng
chiến thuật phục kích và truy kích. Dĩ nhiên địch chỉ có hai đường: đường
thủy thì phải rút ra bến Vạn Kiếp rồi theo đường bể mà về. Đường bộ địch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.