Hồ Quý Ly (1400)
Năm sau, tháng hai năm Canh Thìn (Kiếp Tân thứ ba 1400) Thiếu đế Án
bị bỏ và giáng xuống làm Bảo Ninh đại vương. Quý Ly không giết vì Án là
cháu ngoại. Nhưng trước khi bước lên ngai vàng Quý Ly còn dùng đủ hình
thức để che mắt thiên hạ:
a) Thiếu đế tự ý nhường ngôi
b) Triều thần ba lần dâng biểu xin tấn tôn.
Quý Ly lên ngôi lấy hiệu là Thành Nguyên, đổi họ Lê ra họ Hồ, đặt quốc
hiệu là Đại Ngu. Cuối năm ấy Quý Ly nhường ngôi cho Hán Thương để lên
làm Thượng hoàng như các vua nhà Trần thuở trước.
Tại Chiêm Thành, vua Chiêm là La Khải mới mất, con là Ba Đích Lại
lên nối ngôi. Quý Ly cử Đỗ Mãn mang thủy quân, Trần Tùng lĩnh lục quân,
binh sĩ tất cả là 15 vạn, nhân dịp này đánh Chiêm.
Hai cánh quân thủy, bộ không tiến đúng nhịp nên không tiếp ứng được
cho nhau. Lục quân thiếu lương phải rút lui. Trần Tùng bị đàn hặc về việc
này và phải đày làm lính. (theo tài liệu trong Việt NamSử Lược). Về đoạn
này ông Chu Thiên trong cuốn “Chính Trị Hồ Quý Ly” viết: “Nguyên năm
trước, Hán Thương sai Phạm Nguyên Khôi và Đỗ Mán đánh Chiêm. Chúa
Chiêm dâng hai thớt voi để cầu hoãn binh rồi lại đi tâu gian với nhà Minh.
Hán Thương phải khiến Phan Hòa Phủ đem hai thớt voi đó sang cống vua
Tàu…”
Âm Mưu Trừ Quý Ly Thất Bại Lần Thứ Hai
Thượng Hoàng Thuận Tông bị hạ sát đã xúc động hết sức dư luận sĩ phu
và dân chúng trong nước, ngay cả những người trong hàng ngũ của Quý Ly