VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 369

Hồ Hán Thương (1400 – 1407)

Sau việc nhường ngôi cho Hán Thương, việc quan trọng và cấp bách

nhất của Quý Ly là giao thiệp với nhà Minh. Quý Ly vốn là người rất sáng
suốt nên đã tiên liệu mọi việc nhất là vấn đề Bắc triều là vấn đề mà vị
Hoàng đế nào của Việt Nam cũng phải lo lắng đến. Quý Ly cho sứ sang nói
với nhà Minh rằng con cháu họ Trần không còn ai nữa, nay xin cho Hán
Thương lấy danh nghĩa là cháu ngoại thay thế.

Năm Quý Mùi, tức năm Khai Đại đầu tiên (1403) nhân Minh Thành Tổ

lên ngôi, Hán Thương sai sứ sang mừng và xin tấn phong. Thành Tổ cho
Dương Bột sang nước Nam điều tra hư thực. Quý Ly cho các quan viên phụ
lão làm tờ khai đúng như luận điệu của sứ giả trước đây qua Bắc triều,
Thành Tổ không còn cớ gì để từ chối nên phong cho Hán Thương làm An
Nam quốc vương.

Năm Nhâm Ngọ (1402) Đỗ Mãn lại được cử đem quân đánh Chiêm

Thành. Chiêm vương Ba Địch Lại sai cậu là Bồ Điền sang dân đất Chiêm
Động (phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) để cầu bãi binh. Quý Ly đòi thêm
đất Cổ Lũy (Quảng Nghĩa) rồi đặt ra lộ Thang Hoa để thi hành chính sách
di dân.

Năm sau (Quý Mùi), Đỗ Mãn đem 20 vạn binh sang đánh Chiêm thêm

lần nữa để yêu sách những đất Bạt Đạt Gia, Hắc Bạch và Sa Ly Nha về phía
nam đất Chiêm Động và Cổ Lũy. Quân Chiêm giữ vững thành Chà Bàn.
Quân nhà Hồ cạn lương thực phải rút lui.

Năm sau (Giáp Thân – 1404), sứ Minh sang trách, hỏi vụ Chiêm Thành

khiếu nại về việc binh đội của Hồ Quý Ly lấn đất và đòi tiến công năm
trước. Cũng năm ấy gia nô của Trần Nguyên Huy đổi tên là Trần Thiêm
Bình trốn sang nước Lão Qua rồi qua Vân Nam lên Yên Kinh trá xưng là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.