VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 39

lẽ ở miền đồng bằng trong lưu vực sông Tây Giang miền Quảng Đông và
Quảng Tây người Bách Việt cũng làm ruộng theo kỹ thuật thô sơ như dân
Hải Nam vậy.

Người Bách Việt đã biết nuôi gia súc như bò, dê, lợn, gà, chó. Họ có các

sản vật quý giá như: sừng tê, ngà voi, đồi mồi, trân châu, ngọc đỏ, bạc,
đồng, trái cây (quả nhãn, quả vải) vải gai. Hẳn họ cũng biết kỹ thuật đồ
đồng như người Ngô Việt nhưng chắc không tinh bằng dân Ngô Việt. Họ ít
giao thông bằng đường bộ nên không dùng ngựa. Họ không giỏi thương
mại nhưng vì có nhiều sản phẩm nên hay giao dịch với người Trung Quốc
tại Quảng Đông, Hợp Phố, Tư Văn và Phiên Ngung một thời đã trở nên nơi
đô hội lớn.

Về kiến trúc họ chưa có gì đáng kể vì chỉ ở nhà sàn, nhà gác bằng tre và

gỗ, vì ngay như thành trì để phòng ngừa quân địch họ cũng không có như
người nước Việt trong thời cường thịnh. Họ chỉ nhờ thế rừng núi hiểm trở
để tự vệ thôi.

Về văn hóa tinh thần, họ cũng không khác người nước Việt mấy vàngười

Hán cũng cho họ là khinh bạc và hiếu chiến. Họ vẫn còn sống theo chế độ
thị tộc. Có lẽ riêng nhóm Đông Âu và Mân Việt đã tiến bộ hơn và đã tiến
qua chế độ gia tộc. Về chính trị có lẽ họ ở giữa chế độ bộ lạc và phong kiến.

Lạc Việt và Tây Âu

Theo tác giả “Nguồn gốc Dân tộc Việt Nam” tổ tiên trực tiếp của dân tộc

Việt Nam là nhóm Lạc Việt sinh tụ ở miền Trung Châu Bắc việt và miền
Bắc Trung việt, nhưng nói một cách chuẩn đích rằng nhóm này đến chiếm
đóng ở đây từ bao giờ thì chúng ta chưa có câu trả lời dứt khoát, chỉ biết khi
Triệu Đà cát cứ ở huyện Long Xuyên thuộc Nam Hải (Quảng Đông) thì
người Lạc Việt đã có mặt ở lưu vực sông Nhị Hà rồi. Ở đây họ đã tổ chức
thành quốc gia tuy chưa ra khỏi tình trạng bán khai, và ngự trị quốc gia Lạc
Việt bấy giờ là họ Hồng Bàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.