VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 405

lòng tin cậy của nhân dân trong giai đoạn chót, nên chia ngay Bắc Việt ra
làm bốn đạo:

1) Tây đạo gồm trấn Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hóa.

2) Đông đạo gồm trấn Thượng Hồng, Hạ Hồng, Thượng Sách, Hạ Sách

và lộ An Bang.

3) Bắc đạo gồm trấn Bắc Giang và Thái Nguyên.

4) Nam đạo gồm Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên

Trường.

Đối với Vương Thông và các tướng lĩnh trong thành Đông Đô, Bình

Định Vương cùng quan Hàn Lâm Thừa Chỉ Nguyễn Trãi xét họ đường
đường là những quân nhân có tên tuổi của Bắc triều, không thể dùng từ lệnh
chiêu hàng, mà cần bàn cuộc giảng hòa bằng lời thư khéo léo, mềm mỏng
để giữ thể diện cho họ rút về nước là hơn, khỏi kéo dài chiến tranh và bớt
sự hao tổn tài sản, tính mạng nhân dân. Nguyễn Trãi liền viết thư cho
Vương Thông, cương nhu đủ giọng, cởi buộc đủ các lẽ. Có khi họ Nguyễn
không từ miệng cọp vào thành Đông Quan và nhiều thành khác, lấy lẽ lợi
hại chiêu dụ các tướng của địch.

Thái độ của Vương Thông và đồng bọn thế nào?

Bên trong, các tướng lĩnh Minh từ Vương Thông, Sơn Thọ trở xuống

đều nhận thấy tình thế lúc này của họ là tuyệt vọng, cũng muốn có cuộc bãi
binh nhưng lại thắc mắc về cái nhục chiến bại. Rồi sau họ cũng thuận việc
giảng hòa và lục tờ chiếu của vua Minhniên hiệu Vĩnh Lạc (1407), nói về
việc khôi phục họ Trần để cùng họ VƯơng lo liệu cuộc đình chiến. Bấy giờ,
có người tên là Hồ Ông xưng là cháu ba đời của vua Nghệ Tông, trốn ở
Ngọc Ma, Vương cho đón về đổi tên là Trần Cao, lập lên làm vua, Vương
xưng là Vệ Quốc công. Sau đó, Vương làm sớ lên Miên Đế xin tôn lập Trần
Cao làm Quốc Vương nước Nam và đính ước với Vương Thông gọi quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.