đồng lầy và bị chém tới hơn 1000 người. Quân ta đuổi theo tới làng Nhân
Mục bắt được 500 tên, riêng mã Kỳ một người một ngựa trốn thoát.
Lý Triện thừa thắng đánh luôn tới cứ điểm của Phương Chính. Phương
Chính thấy mã Kỳ bại cũng không dám chống với quân ta cùng Mã Kỳ về
hợp với Vương Thông vẫn đóng nguyên vẹn ở bến Cổ Sở. Tại đây, đại quân
của Vương Thông sắp đặt kế phục binh chờ quân ta đến tấn công. Quả
nhiên Lý Triện tới. Quân Minh giả thua nhử quân Việt đến thế trận có cắm
chông sắt của họ. Tại đây, voi bị chông chênh tiến lên được, quân mai phục
của giặc đổ ra, Lý Triện thua chạy về giữ Cao Bộ (huyện Thanh Trì) và gọi
quân của Đinh Lễ và Nguyễn Xí đến. Ngay đêm ấy, 2000 viện quân và 2
con voi đến hợp với quân Lý Triện chia ra phục ở Tuy Động thuộc huyện
Mỹ Lương và Chúc Động thuộc huyện Chương Đức, phía Đông sông Đáy
chỗ ngã ba thá. Ở đây, ta bắt được do thám của giặc, biết Vương Thông đã
chuyển lực lượng đến Ninh Kiều và có một đạo quân đang lén đánh vào mặt
sau quân Lý Triện. Họ chỉ chờ có tiếng súng hiệu là hai bên đánh lối gọng
kìm vào quân ta.
Biết được mưu giặc, bên ta định luôn kế hoạch và phân phối lực lượng
theo chiến lược lừa giặc vào tròng. Đinh Lễ cho người bắn súng, quân giặc
liền tiến vào chiến trường Tuy Động. Ở đây, trời đang mưa đường lầy lội.
Quân ta bốn mặt đánh ập lại. Thượng thư Trần Hạp và nội quan Lý Lương
bị chém. Quân Minh xéo lên nhau và nhảy cả xuống sông nghẽn cả dòng
nước.
Giặc chết ở đây tới 5 vạn người và bị bắt sống hơn một vạn cùng rất
nhiều khí giới, đồ đạc. Trận Tuy Động đáng kể là một trận lớn nhất từ ngày
có cuộc chiến tranh giải phóng. Trận này xảy ra hồi tháng 10 năm Bính Ngọ
(1426). Xét về quân số của đôi bên trong trận Tuy Động, ta thấy có điều
đáng hoài nghi. Nói rằng quân Vương Thông chết tới 5 vạn và bị bắt hơn 1
vạn mà quân của Đinh Lễ, Lý Triện chỉ mấy nghìn mà thắng được như thế
có khác nào lấy tay xua đám ruồi nhặng. Quân Minh đâu lại hèn quá như