Một trận tuyến thứ hai kéo từ Khoái Giang, Bắc GIang, Lạng Giang,
Thiên Trường, Kiến Xương, Tân Hưng, Ninh Giang do Lưu Nhân Chú và
Bùi Bị điều khiển phòng viện binh từ Lưỡng Quảng tiến sang và chiếm
đánh miền Đông Nam Trung Châu xứ Bắc. Thêm vào lực lượng Đông Nam
có Đinh Lễ và Nguyễn Xí cũng đem một đạo quân ra tiếp theo đánh thốc
lên.
Tại Tây Bắc, Lý Triện lấy được Quốc Oai và Tam Đoái rồi đánh xuống
Đông Quan. Trần Trí đem quân ra đóng Ninh Kiều và Ứng Thiên, (theo
Trần Trọng Kim các nơi này chắc là vùng huyện Từ Liêm, Thanh Oai, về
quãng sông Nhuệ và sông Đáy) có lẽ để tránh sự uy hiếp và phong tỏa thành
Đông Quan nhưng bị thua trận, phải rút về đóng phía Tây sông Ninh Giang
khúc trên sông Đáy.
Tháng chín hơn một vạn niên binh Vân Nam kéo sang dưới quyền tiết
chế của Vương An Lão. Lý Triện bàn với Phan Văn Xảo đem mộ ngàn
quân đón đánh ở Tam Giang (Việt Trì). Giặc bị giết và chết đuối ở đây rất
nhiều. Còn Lý Triện và Đỗ Bí theo riết Trần Trí, cố ý không cho hai cánh
quân mới cũ của giặc hợp nhất. Trần Trí lại bại trận một phen nữa, bị đuổi
đến làng Nhân Mạc mất một tướng là Lý Vi Lạng và chết hơn 1.000 binh.
Hai cánh quân của ta thắng trận xong tập hợp làm một, trở lại bao vây
Đông Quan. Giặc thấy thế mỗi ngày một nguy ở ngoài Bắc nên Trần Trí
phải gửi thư gọi Phương Chính ở Nghệ An ra, gần như phải hy sinh mặt
trận miền Nam để cứu lấy căn bản. Phương Chính được tin Đông Quan
nguy ngập liền để Thái Phúc giữ thành Nghệ An, vội xuống thuyền theo
đường bể ra Bắc.
Từ giai đoạn này trở đi, chiến thuật, chiến lược của Việt quân thay đổi
hẳn vì lực lượng và quân số của ta có thể dồi dào như của địch. Tại cá địa
điểm sơn cước dĩ nhiên ta vẫn phải lợi dụng các nơi hiểm trở để phục binh
đón giặc, còn các miền đồng bằng ta mở các trận địa chiến đại quy mô, do
thế ta mới bao vây được giặc ở Đông Đô, Tây Đô và Nghệ An là các căn cứ