Trần Trí phải huy động toàn bộ thủy lực giao chiến cùng Vương trên
trận tuyến từ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đến mạn thượng du Khả Lưu ở
Bắc Ngạn sông Lam Giang. Ở đây quân ta dùng thế nghi binh. Ban ngày
Vương cho kéo cờ đánh trống, đêm đốt lửa, còn các nẻo đường quân giặc
tiến qua thì có phục binh chờ sẵn. Quân giặc bất ngờ đi vào trận địa bốn
mặt quân ta đánh ấp tới. Minh mất hai tướng: Chu Kiệt bị bắt và Hoàng
Thành bị chém. Trần Trí lui quân và giữ thành Nghệ An. Thành này năm
sau (Ất Tị 1425) bị quân ta vây trùng trùng điệp điệp. Thanh thế của Vương
lúc bấy giờ lừng lẫy, đi đến đâu cũng được nhân dân đón rước náo nhiệt và
đem trâu bò, thóc gạo, cung đốn vui vẻ. Vương nghiêm quân lệnh không
cho quân lính phạm vào tài sản của dân chúng trừ những thứu gì thuộc về
giặc Minh. Nhiều phủ, huyện ra quy thuận và xin tình nguyện đem quân
đánh thành Nghệ An (tỉ dụ tri phủ Ngọc Ma là Cầm Quý giữ phủ Trấn
Định). Nghệ An lúc bấy giờ là điểm chính của cuộc tấn công cho Nam
Quân.
Toàn cõi Nghệ An chẳng bao lâu thuộc về ảnh hưởng của Nam Quân,
bọn Trần Trí cố chết giữ lấy thành đợi viện binh tới. Sau có Lý An ở Đông
Quan đem quân do đường bể vào cứu, họp với quân trong thành đổ ra cùng
đánh. Quân Minh bị nhử đến sông Độ Gia bị quân ta đánh tan. Trần Trí
chạy thoát về Đông Quan còn Lý an vào đóng trong thành lại bị vây như
trước.
Nguyễn Trãi bàn nên đem quân đi đánh các nơi khác còn hơn tập trung
toàn lực bao vây thành Nghệ An, vì vậy Vương hạ lệnh cho Tư Không Đinh
Lễ đem một đạo binh ra phía Bắc đánh chiếm Diễn Châu, Tư Đồ Trần
Nguyên Hãn, Thượng Tướng Lê Nỗ, chấp lệnh Lê Da Bồ đem hơn 1000
quân tấn công phía Nam lấy Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị) Thuận Hóa
(Thừa Thiên, Quảng Nam).
Tại Diễn Châu, Đô Ty của giặc là Trương Hùng từ Đông Quan kéo 300
chiếc thuyền lương vào, bị Đinh Lễ đón đánh. Thiên HỘ Tưởng và 300