nguy kịch. Vương bàn với tướng sĩ liều chết mở một đường xương máu rút
về Chí Linh.
Xét ra trước sau Bình Định Vương chạy về Chí Linh ba lần sau những
phen thất trận. Với lần thứ ba này, quân sĩ hao tổn nhiều, lương thực cạn
sạch. Hai tháng liền binh sĩ phải ăn rau, ăn cỏ, làm thịt cả ngựa, voi, tinh
thần kiệt quệ. Để khôi phục lại nguyên lực, Vương bất đắc dĩ phải sai Lê
Trân xin hòa với giặc. Quân Minh ưng thuận vì xét đánh không lợi và có ý
chiêu dụ dần. Vương đem quân về Lam Sơn, một thời bọn Trần Trí, Sơn
Thọ thường cho người đem biếu Vương trâu ngựa, cá mắm cùng thóc lúa.
Vương lấy vàng bạc cho Lê Trân đem tạ. Nhưng sau có sự ngờ vực, giặc
giữ Lê Trân lại. Vương đem quân về Lư Sơn, từ đấy đôi bên tuyệt giao.
Năm Giáp Thìn quân đội ta đã dư sức, lương thực dồi dào, Thiếu úy Lê
Chích đưa ra vấn đề đánh Nghệ An để mở rộng khu vực và lấy chỗ nương
tựa ở vùng núi hiểm trở của địa phương, sau đó sẽ tiến đánh Đông Đô.
Vương đồng ý liền cho đánh đồn Ba Cang do Lương Nhữ Hốt làm trấn thủ
(Lương Nhữ Hốt xưa là tướng nhà Trần sau hàng quân Minh). Hốt bỏ chạy.
Quân ta đánh tiếp đồn Trà Long đi lên núi Bố Liệp thì nghe đại quân của
Trần Trí, Phương Chính kéo tới. Vương cho quân mai phục các địa điểm
chém được tướng giặc là Trần Tùng và 2000 quân địch, bắt được 100 con
ngựa. Bọn Trần Trí bỏ chạy thì đồn Trà Long bị uy hiếp. Tri phủ Cầm Bành
chờ viện binh không thấy sau phải mở cửa đồn xin hàng.
2 – Giai Đoạn Tươi sáng (Mặt Trận Miền Nam)
Bấy giờ Hoàng Phúc đã về Tàu, Trần Hạp sang thay nhận thấy tình thế
nghiêm trọng liền tau về Minh Đế. Cho đến giờ phút đo quan nhà Minh vẫn
coi thường quân khởi nghĩa nên không thông tin về Bắc triều. Minh Đế
xuống chiếu quở trách bọn Trần Trí đòi phải dẹp ngay cho xong “quân
nghịch”.