Cuối năm Đinh Dậu (1417) binh lương khí giới đầy đủ; ông chọn ngày
khởi binh vào sơ tuần tháng giêng năm Mậu Tuất (1418). Vì cuộc bại trận
của nhà Hồ và nhà Hậu Trần, lòng người còn hoang mang, Nguyễn Trãi
phải lợi dụng lòng mê tín của nhân dân như Trần Thắng cuối đời Tần (Trần
Thắng viết ba chữ Trần Thắng Vương vào mảnh lụa, giấu vào bụng cá.
Quân sĩ mổ cá thấy cho là trời đã định nên tin theo Thắng, nhưng sau Thắng
cũng thất bại), ông cho nhúng bút vào mật viết lên nhiều lá cây trong rừng
tám chữ: Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần, sau đó kiến theo đường mật
ăn thủng lá thành hình 8 chữ kể trên. Nhân dân cho là điềm thần dị, đồn đại
rất nhiều nên người ta theo mỗi ngày một đông.
Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định Vương, phong cho
Nguyễn Trãi chức Hàn Lâm Thừa Chỉ Học Sĩ, ngày đêm ở trong quân
trướng bàn tính mọi việc và làm các văn thư, từ lệnh.
Lực lượng của ta và của Tàu lúc bấy giờ chênh lệch nhau nhiều lắm. Tàu
có tới 10 vạn quân đóng ở khắp nơi xung yếu. Quân của Vương có độ vài
nghìn nên cuộc chiến đấu rất là gian lao.
Bấy giờ đại bản doanh miền Nam của Minh do Mã Kỳ và Lý Bân cầm
đầu đóng đô ở Tây Đô (Thanh Hóa), nghe tin Lam Sơn nổi quân cách mạng
liền đem quân đến đánh. Vì thực lực còn mỏng manh, Vương phải dùng thế
du kích và phục binh cũng có nhiều khi thắng lợi. Có lần Vương đóng quân
ở Lạc Thủy (Cẩm Thủy, phủ Quảng Hóa) để nhử giặc đến. Cùng năm ấy có
trận đánh Lý Bân ở Mường Một. Đã có phen Vương thua phải bỏ cả vợ con
cho giặc bắt, để rút lui về núi Chí Linh.
Tháng tư và tháng năm Kỷ Hợi (1419) Vương tấn công đồn chính và
đồn Nga Lạc (thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hóa giết được tướng Minh là
Nguyễn Sao nhưng thế vẫn yếu, nên lại rút về núi Chí Linh là vị trí chiến
lược và nơi thủ hiểm duy nahats của Vươnglúc bấy giờ. (Chí Linh là một
ngọn núi thuộc tỉnh Thanh Hóa). Có một lần giặc đem nhiều binh đội đến
vây Chí Linh, tình cảnh của Vương rất là nguy khốn. Lê Lai đóng vai Kỷ