III. LÊ NHÂN TÔNG (1443 –
1459)
Vua Thái Tông làm vua được chín năm, thọ được 20 tuổi, Hoàng Tử Bang
Cơ lên nối ngôi hãy còn ăm ngữa (chưa đầy hai tuổi). Bà Từ Tuyên Thái
Hậu rủ rèm dự chính. Phụ tá của Thái Hậu là các vị đại thần Lê Khả, Lê
Khắc Phục, Nguyễn Xý.
Trong những năm bà Tuyên Tử cầm quyền, có mấy việc quan trọng là
đặt ra mười bốn điều hộ luật về tư điền, sửa đổi chương trình khoa sử (bỏ
thi ám tả và thi kinh nghĩa, chỉ có thi viết và thi tính), đào sông Bình Lỗ
(theo Khâm Định Việt Sử thì sông Bình Lỗ chảy từ Thái Nguyên về đến
Phù Lỗ, một địa hạt thuộc tỉnh Phúc Yên, có lẽ là sông Cà Lồ chăng), để
tiện việc vận tải và giao thông trong nước.
Bà Thái Hậu lại làm thêm việc giết hại công thần nữa, sau khi mưu với
Lê Khả, Lê Khắc Phục, Nguyễn Xý, giết Nguyễn Trãi như trên đã nói.
Lần này đến lượt chính bọn Lê Khả, Lê Khắc Phục (theo Chu Thiên
trong cuốn Lê Thánh Tông là Trịnh Khả, Trinh Khắc Phục là nạn nhân của
bà, việc chém giết này cũng đã gây mối dư luận rất sôi nổi trong nước.
Năm Quý Dậu (1453), Nhân Tông mới bắt đầu tham chính. Có lẽ ngài
đã nghe được những lời chỉ trích của nhân dân về việc sát hại công thần nên
ngài cho truy tặng những người đã quá cố và cấp ruộng quan điền cho con
cháu các ông Nguyễn Trãi, Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khắc Phục.
Phan Phù Tiên được ủy soạn bộ Quốc Sử từ đời Trần Sơ cho đến hết
thời Minh thuộc được tất cả 10 quyển.