VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 437

Trước đây các vương hầu và các quan văn võ ăn bổng lộc bằng thuế 50

hộ hay là 100 hộ (nhà) tùy theo phẩm trật.

Bên ngoài, Chiêm Vương Bí Cai thường đem quân quấy rối Hóa Châu.

Quân ta nhiều lần vào chinh phục nhưng vẫn không sao dứt. Năm Bính Dần
(1446), các ông Lê Thụ, Lê Khả được triều đình cử đem quân điếu phạt
Chiêm Thành, chiếm được thành Chà Bàn, bắt được Bí Cai cùng các phi tần
đem về Thăng Long. Cháu vua Bồ Đề là Ma Kha Qui Lai được triều đình
lập lên thay Bí Cai.

Chiến công năm Bính Dần đã có ảnh hưởng lớn ra ngoài biên giới nên

năm Mậu Thìn (1448), xứ Bồn Man xin quy phục nước ta. Từ đó Bồn Man
được đổi tên là châu Quy Hợp. Châu này gồm các thung lũng, đồi núi ở
phía Đông Nam giáp Nghệ An, Quảng Bình, phía Tây Bắc giáp Thanh Hóa,
Hưng Hóa.

Trong 16 năm (1443 – 1459), tuy chính sự không có gì đặc sắc nhưng

dân được làm ăn dễ chịu, và Nhân Tông hẳn cũng là một ông vua hiền.
Giữa khi thuận buồn xuôi gió, bỗng xảy ra cuộc thí nghịch của Lạng Sơn
Vương Nghi Dân vào năm Kỷ Mão (1459).

Nghi Dân mưu với bọn Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lang và Điện tiền

Chỉ Huy Sứ Lê Đắc Ninh, nửa đêm bắc thang đột nhập vào hoàng thành nơi
cửa Đông, nhảy vào cung đâm chết vua Nhân Tông. Thị Hậu Phó Chưởng
là Đào Biểu chống lại quân phiến loạn cũng bị giết.

Sáng hôm sau Nghi Dân cho giết cả bà Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu rồi tự

lập làm vua, đổi niên hiệu là Thiên Hưng, cho sứ sang Tàu cầu phong.
(Nghi Dân là con cả vua Thái Tông, anh Cung Khắc Vương Khắc Xương,
vua Nhân Tông Bang Cơ và vua Thánh Tông Tư Thành).

Phản Ứng Của Triều Đình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.