VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 441

mỗi cấp không thấy các cổ sử ghi chép. Theo sự kê cứu gần đây của một vài
học giả, dân số toàn quốc đời Lê Sơ đã có tới 6,7 triệu.

3 – Việc Đinh

Dưới đời Lý có lập sổ Tướng Tịch ghi tất cả số dân trong làng gồm các

quan văn võ, binh lính, hoàng nam, lão hạng và phế nhân. Đời Trần có Đơn
Sổ tức là sổ này. Hồi Minh thuộc có Hoàng Sách.

Đến đời vua Lê Thánh Tông, ngài lập sổ Hộ Tịch cứ 3 năm xem lại một

lần gọi là Tiêu Điển, 6 năm duyệt lại gọi là Đại Điển. Sổ Hộ Tịch chia ra
sáu hạng:

1) Tráng hạng là những người chọn để làm lính.

2) Quân hạng là những nông dân có đủ tư cách để động viên.

3) Dân hạng là những người dân ở nhà đóng sưu thuế và chịu tan dịch.

4) Lão hạng là những người già từ sáu mươi tuổi trở lên.

5) Cố hạng là những người vô sản đi làm mướn.

6) Cùng hạng là những người vô sản và vô nghề nghiệp.

Nhà nào có ba đinh thì cắt vào hàng tráng, một vào hàng quân, một vào

nhà dân. Nhà có sáu đinh: hai tráng, một quân, ba dân. Những người phiêu
bạt không được ghi tên vào sổ Bạ, những người kiều cư cũng phải có tên
tuổi trong Bạ. Các quan phủ, huyện, phải duyệt các sổ bộ trước khi đệ về
Kinh để chuyển sang các sổ của Bộ.

4 – Cấp Hành Chính

Một chức Tổng Kỳ được đặt ra như Chánh Tổng ngày nay có nhiệm vụ

liên lạc các xã với nhau ngoài các cấp duwois dùng vào việc cai trị nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.