Tháng sau năm Hồng Đức thứ hai, ta chiếm được của Chiêm Thành từ
Thuận Hóa trở vào đặt thêm được Thừa Tuyên, Quảng Nam, gồm 3 phủ, 9
huyện.
Đến năm Hồng Đức thứ 21 lại sửa bản đồ thêm lần nữa và đổi Thừa
Tuyên ra xứ.
6 – Quan Chế
Đây là các cấp bộ tối cao tại triều đình. Đến đời vua Thánh Tông cũng
có sự chỉnh đốn. Trước đây, quan chức đặt theo triều Trần, có Tả, Hữu
Tướng Quốc rồi đến Lễ Bộ, Lại Bộ, Nội Các Viện, Trung Thư, Hoàng Môn.
Qua thời Nghi Dân đặt ra 6 bộ và 6 khoa (Lại, Bộ, Lễ, Binh, Công, HÌnh).
Nay ngài bỏ Nội Các Viện, Tả, Hữu Tướng Quốc, lập ra Hàn Lâm Viện và
đặt thêm 6 tự (Đại Lý Tự, Thái Thường Tự, Quang Lộc Tự, Thái Học Tự,
Hồng Lô Tự, Thượng Bảo Tự) và chức Đông Các Đại Học Sĩ để bổ dụng
văn thần cùng ban thêm tước tam Thái (Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo), tam
Thiếu (Thiếu sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo) để thưởng các vị trọng thần có
công lớn. Các quan ở 6 bộ có: Thượng Thư, Tả Hữu Thị Lang, Lang Trung
Viện Ngoại Lang, Tư Vụ. Các quan ở 6 khoa có: Đô Cấp Sự Trung, Cấp Sự
Trung, Lang Trung. Các quan 6 Tự có: Tự Khanh, Thiếu Khanh, Tự Thùa.
Ngoài ra còn các quan chức coi về học vụ, binh vụ, các tòng quân, tân quan.
Theo tờ Dụ “Hiệu Định Quan Chế”, ngày 26 tháng chín năm Hồng Đức
thứ hai (1471), tổng số quan chức văn võ nội ngoại toàn quốc có tới 5370
và chia ra như sau:
A- Quan trong văn võ và cả tổng quản có 2755 vị:
1) Văn quan 899 vị.
2) Võ quan 1910 vị.
3) Tòng quan 446 vị.