Ngoài ra, các quan Đô Đốc, Tổng Tri chăm giảng tập trận đồ cho sĩ tốt
và đặt 31 điều quân lệnh để tập thủy chiến, 32 điều tập tượng trận, 27 điều
tập mã trận, 42 điều tập bộ trận.
Từ năm Quang Thuận thứ tám, cứ 3 năm 1 lần có một kỳ khảo hạch về
võ nghệ để kiểm soát lại việc học tập của quân đội. Ai tứ thắng được
thưởng một chiếc áo và 1 quan 5 tiền; ai tam thắng được một chiếc áo. Nhị
thắng 2 bình được 6 tiền. Ai nhất thắng được ba tiền, 4 bình thưởng 20
đồng, kẻ nào thua cũng bị phạt theo như vậy.
Nội, ngoại quân, quan từ ngũ phẩm trở lên thì bắn 5 phát, chém tay 4
phát, đánh mộc 1 phát, cũng có định cấp bậc để thưởng phạt.
Lại có luật chương quân chính gồm 43 điều mà đến quá nửa nếu vi
phạm sẽ bị chém. Tỉ dụ: tiết lậu quân cơ, hậu quân lui không tiếp viện tiền
quân, đặt điều quái gở dị đoan để mê hoặc binh sĩ, đào ngũ…
Vua Thánh Tông lại chú trọng cả đến quyền lợi của các quân lính.
Những người thuộc quân hạng, tức là để dùng vào việc quân khi cần tới,
được phần ruộng tốt, nộp thuế nhẹ, nên tháng 11 năm đầu Hồng Đức
(1470), Ngài gọi ngay một lúc được thêm 26 vạn quân đi Nam chinh.
Tinh thần thượng vỡ thuở đó được lên cao do sự khuyến khích của triều
đình nên có cả các vị quan văn xuất thân khoa bảng cũng xin đổi sang võ
chức (Tiến Sĩ Phạm Phổ làm Chỉ Huy Sứ, Ngô Lôi, Lê Dũng làm Tổng
Binh, Nghiêm Ích Khiêm làm Đô Chỉ Huy Sứ, Nguyễn Trinh làm đến Binh
Bộ Thượng Thư…)
13 – Võ Công Dưới Đời Hồng Đức (Cuộc Nam Phạt Của Thánh Tông)
Trước kia, tướng nước Chiêm là Trà Duyệt, người ở Thi Nại, giết Quốc
Vương là Bí Do rồi tự lập làm vua, sau truyền cho em là Trà Toàn, muốn
học đòi Chế Bồng Nga nên đem quân cướp phá Hóa Châu của ta vòa năm