mất ngay tinh thần, vội rút ngay về Chà Bàn, đến núi Mộ Tô thì gặp Tả Đô
Đốc Lê Hy Cát. Giặc hoảng sợ chạy lên núi cao bị Lê Niệm thúc quân đánh
tan và chém được một đại tướng hộ giá, tiến đến Mễ Cần giết được hơn 300
quân giặc và bắt được 60 tên. Trà Toàn thấy em bị đại bại, thất vọng, cho sứ
sang xin hàng. Vua cho dừng quân nghỉ ngơi, sau thấy Trà Toàn có thái độ
không minh bạch nên ngày 27, đại quân đánh vào thành Thi Nại. Ngày 29,
quân ta xiết chặt ba vòng vây quanh thành Chà Bàn. Ở đây, Việt Chiêm kịch
chiến. Chiêm bị hại tới 4 vạn quân, bắt sống tới 3 vạn, trong đó có Trà Bàn
và cả Hoàng Gia.
Cuộc chiến tranh Nam Bắc đến đây chấm dứt. Ngày mồng 2, có chiếu
sửa soạn ban sư về kinh.
Trà Toàn bị bắt, tướng là Bồ Tri Trì chạy vào Phan Lung (Phan Rang) tự
xưng vương và cho sứ xin triều đình ta thừa nhận để tiếp tục tiến cống. Vua
Thánh Tông ưng thuận. Em Trà Toàn là Trà Toại, trước đây thua chạy vào
núi, cho người sang kêu với nhà Minh. Lê Niệm được cử đem 3 vạn quân,
vào bắt sống được đem vào kinh sư. Do dụng ý chia rẽ nhân tâm để dân
Chiêm yếu đi, vua Thánh Tông cắt Chiêm Quốc ra làm 3 bước, chia cho Bồ
Tri Trì một phần năm đất cũ, còn bao nhiêu làm thành hai nước là Nam
Phan và Hóa Anh trao cho Trà Toại và một thân vương. Còn đất Chà bàn,
đất Đại Chiêm và Cổ Lũy là bờ cõi cũ của ta trước đây bị Chiêm lấy mất
mới trao cho hàng tướng Ba Thái làm Tri Phủ Đại Chiêm; Da Thủy làm
Thiêm Tri Phủ; Đổ Tử Xuân làm Tru Châu Cổ Lũy được quyền tiền trảm
hậu tấu đối với quân phiến loạn.
Đầu tháng tư, quân Nam chinh về tới Nghệ An. Ngày 11 tháng tư, Trà
toàn bấy lâu được ngự giá, vì buồn và xấu hổ nên sinh bệnh mà chết. Vua
truyền chém đầu, dựng cờ trắng ở đầu thuyền đề mấy chữ: “Đầu Trà Toàn,
vua nước Chiêm Thành” để phấn khởi tinh thần dân chúng.
Ngày 22, làm lễ dâng tù tại nhà Thái Miếu ở Lam Kinh (Thanh Hóa) rồi
tiến về Thăng Long.