Tháng 6, vua hạ chiếu lấy những đất mới của Chiêm làm Thừa Tuyên
Quảng Nam, đổi Đại Chiêm Cổ Lũy ra 2 huyện: Hà Đông, Y Giang cho
thuộc phủ Thăng Hoa (nay thuộc Quảng Nam) đổi Châu Nghĩa Tư r aba
huyện: Bình Sơn, Bình Giang, Mộ Hoa thành phủ Tư Nghĩa (nay đất Quảng
Ngãi); chia Chà Bàn làm 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly, tuy Viễn thành phủ
Hoài Nhân (Quy Nhơn ngày nay) rồi tùy xa để lưu các tội nhân. Vua cho
san (phá) cái đỉnh núi cao nhất ngoài bờ biển giáp địa giới nước Nam Ban
(Phan Rang) để dựng cái bia làm giới hạn, gọi núi ấy là núi Thạch Bi (nay
là dẫy núi giáp giới Phú Yên, Khánh Hòa chạy dài xuống bể thành mũi
Varella).
Về việc Trà Toại cho sứ sang khiếu nại với nhà Minh, vua Minh có thư
sang buộc vua ta trả lại đất Chiêm Thành; vua Thánh Tông lấy lời lẽ nhũn
nhặn, khéo léo mà xóa bỏ chuyện này. Vua Minh cũng phải thôi, ngay mấy
lần có việc khám xét địa giới Bắc Thủy, Minh triều cũng chỉ lấy làm lệ, việc
hòa hảo giữa các quốc gia phải chăng tùy theo tỉ lệ sức mạnh?
14 – Trận Đánh Bồn Man và Lão Qua
Rợ Bồn Man (nay đất Trấn Ninh), và Lão Qua (nay là Luang Prabang) ở
phía Tay nước ta tự ý xin lệ thuộc nước ta từ năm Mậu Thìn (1448), dưới
đời vua Nhân Tông và đổi ra Quy Hợp. Địa phận của họ có nhiều núi rừng
hiểm trở, đường giao thông gập ghềnh khó khăn, vì họ hay ỷ vào lợi thế sơn
xuyên, thường đem quân vào quấy phá biên giới Việt Nam. Mỗi lần xâm
phạm bờ cõi của ta, họ đều kiện kết với nhau. Năm Quang Thuận thứ 9,
quan Tổng Binh Khuất Định cùng Đồng Tổng Binh Nghiêm Nhân Thọ, Tán
Lý Quân Vụ Nguyễn Đồng phải đi đánh dẹp họ từ Long Động đến Mộc
Châu (Mộc Châu thuộc tỉnh Hòa Bình, bấy giờ ở trong địa phận Hưng
Hóa), gặp 300 tên giặc đánh tan được liền tiến thẳng đến Cấu Lộng trên
sông Mã. Khuất Định hợp cả quân vệ Gia Hưng thuộc quyền quan Tổng Tri
Lê Miễn tiến đến Kỳ Trúc, lại có quân hai châu Đồng, Việt và thổ binh mọi
giúp sức chặn các đường xung yếu. Giặc thấy quân ta mạnh và có mặt khắp