nơi, tan vỡ ngay. Khuất Đinh sai người lấy điều họa phúc khuyên bảo,
chúng đều xin hàng phục.
Qua năm sau, quân Bồn Man lại noi theo vết cũ. Tháng ba, vua thân
chinh đi dẹp nhưng đến bến Bình Nam, nhà vua thấy quân ta đã thắng trận
nên trở về cung.
Mười năm sau tức là vào năm Kỷ Hợi, Hồng Đức thứ 10 (1479), ngày
mồng 7 tháng sáu, vua lại hạ một bài chiếu rất dài kể tội Bồn Man. Có lẽ
Ngài thấy không thể không dung tha được việc cướp phá luôn luôn của họ
và coi họ như cái dằm trong xương nên lần này cương quyết trừ dứt cái nạn
Bồn Man để bảo vệ nhân dân ở các miền biên giới phía Tây (Hòa Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An) đã bao nhiêu năm mất làm, mất ăn vì họ.
Thái Úy Sùng Quận Công Lê Thọ Vực, Phò Mã Đô Úy Thống Lĩnh
Động, Bắc quân và nhiều Đô Đốc, Đại Tướng, được lệnh đem 20 vạn quân
tinh nhuệ đi tiểu trừ.
Tháng 7, ngày 22, vua hạ chiếu thân chinh, kém 18 vạn quân đặt dưới
quyền Đại Tướng Đô Đốc Lê Đình Ngạn, Lê Lộng, Lê Nhân Hiếu chia năm
đạo đánh thẳng vòa Lão Qua. Quân Lão Qua vỡ tan ngay. Ngày 18 tháng
10, vua tới Phù Liệt đã nghe tin đại thắng và lúc này quân ta đã chiếm đóng
được thủ phủ của Lão Qua, chiếm được nhiều quý vật. Vua Lão Qua trốn
mất. Đại quân đến hạ lưu sông Kim Sa (có lẽ sông này chảy ở phía Bắc, qua
tỉnh Tây Khương và Tứ Xuyên), giáp Miền Điện. Triều đình Miến Điện sợ
quân ta tiến vào nước họ, vội đưa thư đến triều đình, quân ta mới rút về. Hạ
tuần tháng 1, ngự giá trở về Kinh.
Mùa xuân năm sau, ta mở cuộc chinh phạt Bồn Man và cũng huy động
tới 30 vạn binh sĩ. Ngoài tội xâm lăng bờ cõi, Bồn Man còn đáng ghét vì đã
xui Lão Qua quấy phá nước ta. Đi đến nơi, quân Bồn Man tan vỡ ngay. Tù
trưởng Bồn Man là Cầm Công sợ quá bỏ chạy rồi chết. Quân ta vào thành